Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

TUẦN và TRIỆT

TUẦN và TRIỆT
Tu ần Tri ệt 1

Một vấn nạn lớn trong khoa tử vi, gây nhiều khó khăn trong giải đoán chẳng những đối với người hữu duyên đến với khoa tử vi lần đầu mà còn đối với những người từng mang nghiệp chướng giải đoán tử vi vào mình. Đó là những vấn đề xung quanh hai sao Tuần, Triệt. Thật vậy hai sao này có nhiều tranh cải và mâu thuẩn từ ý nghĩa bản thân của chúng thậm chí cho đến phạm vi tác dụng của hai sao này, Và vấn đề này hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ tranh cải tùy theo mỗi tác giả có mỗi ý kiến riêng, và có lối tiếp thu riêng của mình để áp dụng trong giải đoán. Vì thế trong khuôn khổ hạn hẹp của bài báo, người viết cũng tự hạn chế bài viết trong phạm vi những mâu thuẩn nội tại và ngoại lai của hai sao Tuần Triệt để bạn đọc thấy rõ hết các vấn đề, và lời đáp tùy theo sự tiếp nhận thích nghi của ban đọc, chứ người viết không có tham vọng đưa ra một lời đáp chung cuộc để áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp.
1)- Ngũ Hành: Trên lý thuyết mỗi sao trong lá số tử vi đều mang một hành cơ bản, thế nhưng đối với hành của hai sao Tuần Triệt hiện nay còn nhiều tranh cải, có tác giả cho Tuần Triệt thuộc hành Hỏa (Hỏa Không), hành Thủy, thậm chí có người cho là hành Kim (Kim Không), hoặc không có hành nhất định nào cả mà là mang hành của cung tọa thủ, như vậy là có hai hành cung một lúc tùy theo vị trí.
2)- Mức độ ảnh hưởng: Thông thường theo lý thuyết tử vi một phụ tinh tùy theo vị trí đắc địa hay hãm địa ở cung tọa thủ để gây ảnh hưởng đến đương số, như vậy mức độ tốt xấu dựa trên cơ bản ngũ hành của sao đó đối với cung tọa thủ. Riêng trường hợp Tuần Triệt lại khác hẳn, chỉ là những phụ tinh mà lại có tác dụng gặp chính tinh xấu thì biến thành tốt, và trái lại biến sao tốt thành xấu, bất kể chính tinh đó nằm ở cung nào. Như vậy ở đây có nhiều nghịch lý : – Tuần Triệt chỉ là những phụ tinh (sao nhỏ) mà lại có tác dụng ảnh hưởng đổi thay độ tốt xấu của chính tinh (sao lớn), kể cả hai sao Tử Vi Thiên Phủ là hai đế tinh trong khoa tử vi.
Sự ảnh hưởng tốt xấu của hai sao Tuần Triệt lại không dựa trên căn bản ngũ hành của hai sao này, và cũng không dựa trên vị trí trú đóng của cả hai sao. Đây cũng chính là nghi vấn lớn nhiều tranh cải. – Tất cả các sao trong khoa tử vi đều có vị trí đắc địa hay hãm địa, thế nhưng hai sao Tuần Triệt lại không có vị trí đắc hay hãm địa theo cung tọa thủ. Kể cả trường hợp “Tuần cư mộc vị hay Triệt đáo kim cung” cũng không được lý giải theo mức độ đắc hay hãm địa của chúng.
Từ những nghịch lý trên đi vào áp dụng thực tiển của hai sao này cũng gây nhiều tranh cải như sau :
- Trường hợp cung vô chính diệu: là cung không có chính tinh tọa thủ, do đó cần có sự hiện của sao Không mới tốt. Có tác giả cho rằng cung vô chính diệu phải có Tuần hay Triệt trú đóng, và với một số điều kiện nào đó như là là người hỏa mệnh chẳng hạn, mới gọi là Đắc Không, nếu thiếu yếu tố Tuần Triệt tọa thủ chỉ được coi là Kiến Không hay Ngộ Không như vậy vô hình trung đã tạo thêm những đắc tính ưu việt của sao Tuần Triệt để hóa giải cung vô chính diệu, mà lại nằm trong giới hạn cá biệt của người hỏa mệnh mà thôi.
Điều này cũng gây ra sự nghịch lý là có sự phân biệt đối xử trong giải đoán tử vi của người hỏa mệnh và các người mộc mệnh hay thủy mệnh…Ngoài ra còn phân biệt đối xử với sao Thiên không và Địa Không trong trường hợp tọa thủ tại cung vô chính diệu cũng không được tính là ĐẮC KHÔNG.
Trường hợp có chính diệu ở trên cũng là một nghịch lý chưa giải tỏa được vì rằng hai sao Tuần Triệt không có vị trí đắc hay hãm địa, và lại có tác dụng biến đổi chính tinh tọa thủ từ tốt ra xấu hay ngược lại, có nghĩa là chính tinh sau khi chịu ảnh hưởng của cung tọa thủ mà gặp Tuần Triệt thì đổi thay mức độ tốt xấu của mình. Điều này đưa đến nghịch lý là một chính tinh đóng tại một cung nghịch hành của mình mới bị hãm địa, lại gặp Tuần Triệt mang hành của cung đó tức là xung nghịch với chính tinh mà lại có tác dụng biến đổi chính tinh đó từ xấu ra tốt. Ngược lại một chính tinh miếu địa tất nhiên hành của cung tọa thủ hợp với chính tinh, nếu có Tuần Triệt tọa thủ ở đấy tất nhiên mang hành của cung đó hợp với chính tinh, không có gì khắc hãm cả mà lại có kết quả làm cho chính tinh từ tốt biến thành xấu cũng không dựa trên một cơ bản khoa học nào cả. Sự việc này được áp dụng trong giải đoán tử vi mà từ trước đến nay chưa có sự lý giải nào rõ ràng và đầy đủ.
Tóm lại, vấn đề cơ bản nhất là ngũ hành của sao Tuần Triệt đã có nhiều tranh cải, nhưng ngũ hành của hai sao này cũng không áp dụng khi giải đoán tại cung tọa thủ mà lại áp đặt nguyên tắc đảo nghịch tốt thành xấu hay nghịch lại một cách máy móc không dựa trên tính lý của ngũ hành đi ngược lại nguyên lý cơ bản của khoa dịch lý Đông Phương áp dụng vào tử vi. Và cho đến nay vấn đề này vẫn còn bỏ ngõ, người viết hy vọng nêu vấn đề này ra để bạn đọc hâm mộ tử vi tự thân tìm được lời đáp đối với hai sao Tuần Triệt hơn là đi tìm lời đáp chính thống chưa hiện hữu.
TUẦN TRIỆT 2
Triệt: hành Kim đới Thủy
Tuần: hành Hỏa đới Mộc
Ý nghĩa:
Triệt: là chém ra thành từng mảnh
Tuần: là vây hảm, có tác dụng kìm hãm, ngăn chặn, cản trở
Triệt Tuần ảnh hưởng lên các hành của sao:
Nói chung:
Hành Kim, Hỏa và Mộc: bị ảnh hưởng mạnh nhất
(Hành Mộc bị ảnh hưởng của Triệt hơn Tuần,
Hành Kim chịu ảnh hưởng của Tuần hơn Triệt)
Hành Thủy : bị ảnh hưởng ít hơn
Hành Thổ: bị ảnh hưởng yếu nhất
Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt theo thời gian:
Triệt mạnh ở 30 năm đầu (tùy theo cục, ví dụ Thủy nhị cục thì 32 năm đầu), sau đó yếu đi
Tuần mạnh ở 30 năm sau (tùy theo cục), trước đó thì yếu
Cường độ ảnh hưởng của Triệt Tuần tác dụng lên các cung
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương N
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương Nữ) thì cung Dương bị ảnh hưởng hơn cung Âm
người Âm (Âm Nam, Âm Nữ) thì cung Âm chịu ảnh hưởng mạnh hơn cung Dương
Cứ thế ước lượng:
Dương Nam. Dương Nữ: cung Dương chịu 70% , cung Âm 30% cường độ ảnh hưởng
Âm Nam, Âm Nữ: cung Dương chịu 20%, cung Âm 80% cường độ ảnh hưởng
Ảnh hưởng:
Sao đắc vượng miếu gặp Tuần Triệt mất hết ý nghĩa tốt đẹp vì bị khắc chế
Sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại trở thành tốt, là phản vi kỳ cách (nhưng phải trãi qua gian nan mới tốt được)
Đặc biệt: Thiên Tướng, Tướng Quân (dù đắc hay hãm) rất kỵ Tuần Triệt, kỵ Triệt hơn Tuần.
Thiên Phủ kỵ gặp Tuần
Cự Cơ (Cự Môn, Thiên Cơ) Tí Ngọ rất cần gặp Tuần Triệt
Nhật Nguyệt hãm địa gặp Tuần Triệt thì sáng lên, vượng miếu gặp Tuần Triệt thì tối lại
Tuần Triệt tác đ ộng đến các cung:
Ví dụ Tật Ách rất cần Tuần Triệt
Phúc cung vô chính diệu rất cần Tuần nhưng lại kỵ Triệt
Phu Thê gặp Tuần Triệt la trắc trở tình duyên.
Triệt đóng tại một cung có các sao xấu chiếu về cung đó thì có khả năng cản lại các nguy hiểm do các sao xấu chiếu về (Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng)
Vai ví dụ
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) miếu địa rất kỵ Tuần Triệt nhưng nếu hãm địa thì rất cần Tuần Triệt.
Thái Âm sáng sủa gặp Tuần Triệt thì đỡ bị ảnh hưởng hơn so với Thái Dương sáng sủa
Sát Phá Tham hãm địa rất cần Tuần Triệt, đắc vượng miếu kỵ gặp Tuần Triệt, nhất là Sát và Tham (còn Phá Quân thì đỡ bị ảnh hưởng).
Liêm Tham Tỵ Hợi hãm địa thì gặp Tuần Triệt rất tốt
Thiên Đồng (Thủy) đắc vượng miếu cũng không sợ Tuần Triệt lắm, hãm thì lại cần Tuần Triệt
Vũ Khúc (Kim) đắc vượng miếu rất kỵ Tuần Triệt
Các sao Thổ như Tả Hửu, Thiên Quí, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Phúc, Thiên Qui, Tam Thai ít bị ảnh hưởng của Tuần Triệt nhất
Các sao Thủy như Hóa Khoa, Văn Xương, Hóa Kỵ, Long Trì, Song Hao, Hồng Loan, Bát Tọa ít chịu ảnh hưởng của Tuần Triệth
Các sao Mộc, Kim, Hỏa như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, Thiên Không, Thiên Hình, Kiếp Sat’ Tang Môn, Bạch hổ , Đào Hoa, Khôi Việt, Hóa Quyền Thiên Mã, Phượng Các, Ân Quang, Cô Quả, Thiên Quan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần Triệt
Ví dụ Mệnh Tử Vi Thiên Tuóng cư Thin (ở Dương cung) bị Tuần.
Ví dụ là Tuân nên ở 30 năm đầu chưa bị tai họa (tai nạn, bệnh tật…)
Thiên Tướng bị ảnh hưởng mạnh hơn Tử Vi
Dương Nam, Dương Nũ :
Chịu 70% tác động của Tuần, do đó sau 30 tuổi dể bị tai họa lớn
Âm Nam, Âm Nữ:
Chịu 20% tác động của Tuần nên sau 30 tuổi có gặp tai họa cũng không mạnh được
(Chỉ nêu đại cương, còn phải xét Thân, Mệnh, Phúc, Tật và Đại hạn mới quyết định được)
Ví dụ Mệnh Liêm Tham cư Tý (cung Âm) là cách hình ngục nan đào gặp Triệt,
Vì là Triệt nên 30 năm đầu có tác động mạnh cho nên Cả hai sao đều bị ảnh hưởng mạnh của Triệt.
Dương Nam, Dương Nữ:
Chịu 30 % tác động của Triệt. Sau 30 tuổi phải đề phòng tù tội
Âm Nam, Âm Nũ
Chịu 80 % tác động của Triệt nên không có gì xãy ra 30 năm đầu. Sau đó thì đề phòng nhưng mức độ tù tội nhẹ hơn
Ví dụ Thất Sát (Kim) cư Dần (Dương cung) gặp Tuần, Dương Nam thi chịu 70% ảnh hưởng, 30 năm đầu tuy có bị ảnh hưởng nhưng không đến nỗi nào, sau 30 năm thì bị tác động mãnh mẽ, bị tai nạn hoặc bị bệnh tâm thần.
Tuần Triệt 3
(1) Nhận định về căn tính cuả Tuần Triệt
(2) Yếu tố căn bản về Tuần Triệt gỡ (Cách thế được coi là Tuần Triệt gỡ)
(3) Không ph ải lúc naò Tuần Triệt gỡ cũng tốt
(1) Nhận định lại căn tính của Tuần Triệt
Tuần Triệt có phải là Sao (tinh đẩu) không ?
Nếu Tuần Triệt là tinh đẩu thì đương nhiên Tuần Triệt sẽ có khả năng chiếu như các tinh đẩu khác. Nếu TT không phải là tinh đẩu thì Tuần Triệt không có khả năng chiếu.
Nếu Tuần Triệt không chiếu thì lý thuyết Tuần Triệt gỡ từ đâu ra ??
Nếu Tuần Triệt đóng cùng vị trí mà tháo gỡ lẫn nhau thì các sát baị tinh khác đóng cùng vị trí cũng có đặc tính này ??
Tuần Triệt không phải là tinh đẩu mà là 1 cửa ngõ có khả năng bao trùm trên 2 cung và thay đổi đặc tính của các sao toạ thủ trong 2 cung đó. Sự thay đôỉ hay caỉ hóa cuả Tuần Triệt trên các sao chỉ có tính cách tương đôí chứ không tuyệt đôí . Khả năng cuả Tuần Triệt không dừng ở các tinh đẩu mà còn ảnh hưởng trên Âm Dương Ngũ Hành cuả cung bị Tuần Triệt chận đóng.
Thí dụ: Tham Lang hãm điạ tại cung Tí ngộ Triệt sẽ bị cải hoa’ trở thành ngay thẳng chính chuyên chứ TT không co’ khả năng biến Tham Lang trở nên miếu điạ được . Trường hợp ngoại lệ của Tuần Triệt , có 1 số Sao không bị ảnh hưởng và bị caỉ hóa bởi Tuần Triệt , đó là các Phúc Thiện tinh Hoá Khoa, Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang Thiên Quý,vv..vv
(2) Những yếu tố căn bản của cách thế Tuần Triệt gỡ
Mệnh có Tuần hay Triệt, Ðaị Hạn gặp Tuần Triệt thì được coi là cách Tuần Triệt gỡ. Thí dụ: Dương Nam, Mệnh ngộ Tuần, ÐH đến cung Quan có Triệt. Nếu là Âm Nam n hư thí dụ trên, ÐH đi ngược chiều kim đồng hồ không gặp Triệt thì không coi là cách Tuần Triệt gỡ, mặc dù Tuần Triệt ở thế Tam Hợp . Như đã nêu lên ở phiá trên, vì TT không phaỉ là Sao nên không chiêú, do đó không gỡ . Khi TT thaó gỡ thì không tháo gỡ luôn mà chỉ thaó gỡ trong khoảng thời gian hạn định, khoảng thơì gian này có thể là suốt Ðaị Hạn, hay là chỉ có 1 vaì năm hoặc là 1 vaì tháng trong năm .
Khi Tuần Triệt đóng vaò cùng 1 chỗ thì cường độ mạnh mẽ lên chứ không thaó gỡ , thủ tiêu lẫn nhau; Ngoaị trừ trường hợp Tuần Triệt cố định gặp Lưu Tuần hay Lưu Triệt (sẽ bàn sau) … Trường hợp này thì có thaó gỡ nhưng không thaó gỡ hoàn toàn, có nghiã là chỉ thaó gỡ trong 1 khoảng khắc thơì gian ấn định chứ không thaó gỡ suốt vận hạn
(3) Không phaỉ lúc naò Tuần Triệt gỡ cũng tốt
Triệt được an theo Thiên Can (Dương), Tuần an theo Ðiạ Chi (Âm) nên Triệt sẽ có ảnh hưởng mạnh taị các cung Dương và yếu hơn taị các cung Âm; cũng thế Tuần sẽ tác động mạnh taị các cung Âm, và yếu hơn ở các cung Dưong . Theo cùng 1 chiều hướng lập luận đó, khi Tuần Triệt thaó gỡ thì : 2 cung ngộ Triệt sẽ được gỡ mạnh taị cung Dưong và gỡ yếu hơn taị cung Âm; còn 2 cung ngộ Tuần thì cung Âm sẽ được gỡ mạnh hơn taị cung Dương . Ðiều quan trọng là cần phaỉ minh xét cẩn thận các tinh đẩu thủ cung để xem Tuần Triệt gỡ là gỡ tốt hay là gỡ xấu
TUẦN TRIỆT. (4)
Đối với người âm nam âm nữ : người sinh âm thì lấy hướng đi theo chiều nghịch. Cứ theo chiều đó mà xét vị trí của tuần hay triệt. Tuần triệt chặn đầu cung thì ảnh hưởng nặng, vuốt đuôi thì ảnh hưởng nhẹ (nặng 8/10, nhẹ 2/10).
Một cách khác để nhận định cũng đi đến kết quả trên là : người sinh dương thì tuần triệt ảnh hưởng nặng vào cung dương nơi trấn đóng 7/10 và ảnh hưởng nhẹ vào cung âm 3/10. Người sinh âm thì ảnh hưởng tuần triệt mạnh vào cung âm 8/10 và ảnh hưởng nhẹ vào cung dương 2/10.
Ảnh hưởng vào cung xung chiếu và tam hợp chiếu cứ theo các cách tinh của âm dương như vậy mà xét các cung chiếu (1 cung xung chiếu và cung hợp chiếu). Nếu tuần triệt ảnh hưởng nặng vào các cung chính nó đóng thì nó cũng ảnh hưởng nhẹ vào các cung chiếu và tùy theo các cung này cùng âm hay cùng dương với cung chính.
Qua nhưng điều trên người ta nhận thấy rằng âm dương là rất quan trọng trong tử vi. Trong việc giải đoán lý âm dương còn quan trọng ở các trung tinh đi cặp đôi tức là chỉ âm dương thì cặp tinh mới có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất yếu.
Luật về ngũ hành của tuần triệt và của các chính tinh. Triệt thuộc kim đới thủy, tuần thuộc hỏa đới mộc. Vậy nhưng sao mà hành **ng với hành của tuần triệt và bị khắc chế là nhưng sao bị tuần triệt chế ngự. Hành kim bị hỏa của tuần khắc, hành hỏa bị thủy của triệt khắc, hành mộc bị kim của triệt khắc và cũng bị hành của hỏa tuần khắc.
Các sao có hành thủy và thổ không sợ tuần triệt. Trong bộ sát phá liêm tham thì thất sát là kim nên sợ tuần, tham lang thuộc mộc nên sợ cả triệt lẫn tuần, phá quân thuộc thủy nên không sợ tuần triệt (cũng có ảnh hưởng nhưng ít thôi), liêm trinh thuộc hỏa nên sợ tuần.
Trong bộ tử phủ vũ tướng bị tuần triệt : tử vị thuộc thổ, thiên tướng thuộc thủy, thiên phủ thuộc thổ ít sợ tuần triệt (nhưng ảnh hưởng nhiều lúc cũng sâu đậm) chẳng hạn như thiên tướng ngộ tuần triệt, thiên phủ ngộ tuần, riêng vũ khúc thuộc kim nên sợ tuần triệt.
Cát thành hung hung thành cát là đặc tính của tuần triệt. Ơû các cung có tuần triệt đóng có các chính tinh lạc hãm thì ảnh hưởng nguy hại của các chính tinh lại biến thành ảnh hưởng tốt đẹp. Các chính tinh miếu vượng đắc địa là tốt gặp tuần triệt là bị hỏng cả. Các chính tinh từ 3 cung hợp chiếu về cũng bị cản lại. Hung tinh miếu địa là tốt (cách của những người làm dữ mà thành công) nhưng gặp tuần triệt là hỏng.
Tuần triệt đương đầu thiếu niên tân khổ : đương đầu nghĩa là án ngữ ngay tại mệnh nhưng cũng có người cho rằng tuần triệt ở cung chiếu hay tam hợp chiếu cũng là đương đầu, còn ý nghĩa của câu phú thì đã quá rõ ràng. Nếu chỉ chấp trường hợp tuần triệt án ngữ tại mệnh mới gọi là đương đầu cần phải phân biệt mệnh có chính tinh và vô chính diệu.
Trường hợp có chính tinh bị tuần triệt thì không phải lúc nào cũng tai hại vì chỉ có tử phủ thiên tướng cơ lương vũ khúc là sợ tuần triệt nhất; còn thất sát (nếu hãm địa gặp triệt thì hay hơn gặp tuần) thì lại trở nên hữu hiệu tốt đẹp vô cùng.
Nhưng nếu trái lại thất sát ở miếu địa lại cần tránh tuần triệt mới hay. Còn trường hợp mệnh vô chính diệu trung tinh tốt đẹp tọa thủ hay hay mà phải để ý xem có nhiều trung tinh tốt đẹp tọa thủ hay không. Nếu có thì cần tránh tuần triệt nhất là vì triệt; tuần chỉ bao vây không cho trong ngoài liên lạc với nhau để phát huy khả năng phối hợp; còn triệt thì chặt gãy phá vỡ hẳn mọi sao hay khiến cho mất hẳn yếu tố tốt có sẵn tại mệnh và các sao bên ngoài chiếu vế không cứu vãn nổi.
Trường hợp không có trung tinh tốt thì chỉ kỵ có tuần chứ không sợ triệt vì mệnh xấu mà còn không nhờ cậy được các sao tại cung tam hợp (bị tuần bao kín) sẽ khiến cho đương sự thật sự tân khổ trong khi triệt án ngữ lại thuận lợi vì không những phá vỡ được yếu tố tốt xấu tại mênh mà lại còn không cản trở sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Nếu chấp nhận tuần triệt ở cung xung chiếu hoặc tam hợp cũng gọi là đương đầu chắc có nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao tuần triệt chiếu cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như án ngữ. Điều này rất dễ hiểu vì có bao giờ người ta chỉ căn cứ vào nguyên cung mệnh để giải đoán đâu mà phải kết hợp với các sao khác ở cung xung chiếu và tam hợp (nhất là xung chiếu).
Do đó nếu như mệnh có tử phủ (dần thân) rất cần vũ tướng và các bộ trung tinh khác như tả hữu thai tọa khôi việt mới thành các quân thần khánh hội. Nếu các sao này ở ngoài lại bị tuần triệt án ngữ thì làm sao kết hợp được với tử phủ khiến cho 2 sao này bị cô đơn và trở thành vô hiệu lực, thành ra vấn đề tân khổ cũng rất hợp ngay cả mệnh vô chính diệu cũng vậy bất luận có trung tinh tốt tại mệnh hay không cũng cần có sự hỗ trợ bên ngoài, không khác gì một nước chậm tiến cần sự việc trợ từ nước ngoài. Nếu bị tuần triệt ngăn chặn thì làm sao có chỗ nương tựa khiến cho đã xấu lại càng xấu thêm, tai hại hơn cả trường hợp có chính tinh nhiều.
Các dương số mệnh vô chính diệu trong trường hợp này sẽ cảm thấy đương đầu theo cách chiếu cũng hiệu nghiệm vô cùng.
Sau hết tại sao tuần triệt đương đầu tại mệnh hay tại các cung tam hợp chỉ hành hạ lúc thiếu thời chứ lại không gây trở ngại cho tuổi trưởng thành trở đi. Có người cho rằng triệt từ năm 30 tuổi trở đi sẽ yếu đi, nhưng nói đến tuần thì hơi khó trả lời vì tuần ảnh hưởng suốt cả đời hoặc mạnh mẽ từ 30 tuổi trở đi. Lại có lý thuyết cho rằng lúc ít tuổi chịu đại hạn đầu nằm ngay tại mạng, nhưng qua đại hạn kế tiếp tránh được tuần triệt rồi và tuổi còn trẻ sao vẫn tân khổ
(trường hợp tuần triệt án ngữ tại mệnh còn có lý do vì 2 sao đó đè lên 2 cung. Những trường hợp ở các cung xung chiếu thì đâu ảnh hưởng gì cho đại hạn kế tiếp).
TRIỆT, TUẦN 5
Trong khoa Tử Vi chưa có sao nào bị tranh chấp dữ dội như hai sao Tuần Và Triệt. Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến ngũ hành, thời gian, mức độ, cường độ, ảnh hưởng, sự đồng cung của Tuần, Triệt. lần lượt trình bày những quan điểm tranh chấp và thử nêu ra quan điểm riêng.
Có hai quan điểm về hành của Tuần, Triệt
a) Tuần Triệt không có hành cơ hữu và cố định. An ở cung nào sẽ có hành của cung đó. An ở hai cung có hai hành khác nhau thì Tuần, Triệt cũng sẽ có hai hành, mỗi hành tương ứng với một cung. Như vậy, Tuần Triệt có 5 hành
b) Tuần triệt thuộc hành thủy (có người cho là Hỏa) và có 2 vị trí lợi hay bại địa :
Lợi địa ở Tỵ, Ngọ và Thân, Dậu. Tại Tỵ, Ngọ, Tuần Triệt gọi là Hỏa Không, tại Thân Dậu gọi là Kim Không. Ở Tỵ Ngọ thì phát đạt, ở Thân, Dậu thì tiếng tăm : hạn đến 2 bộ cung này thì tuần triệt không phá hại mà còn trở thành phú trạch.
- Bại địa ở vị trí khác. bấy giờ hai sao này tác họa.
Không rõ tác giả nào đỡ đầu cho quan điểm nào, cho nên không thể biết căn bản của lập luận của 2 quan điểm này. Ngay thái thứ lang cũng không thấy đề cập đến ngũ hành của Tuần Triệt. Theo chúng tôi quan điểm thứ 2 có hai điều đáng nói là sai lầm và mâu thuẫn :
- Sai lầm ở điểm nào cho rằng Tuần Triệt đóng ở Tỵ Ngọ là vị trí không bao giờ có của Tuần hay Triệt. Tuần Và Triệt chỉ đóng ở Thìn, Tỵ, và Ngọ, Mùi. Nếu ở Thìn Tỵ và Ngọ Mùi thì làm sao gọi là Hỏa Không một cách đơn thuần được, vì có lẽ Thìn là Thổ, ở Mùi cũng Thổ.
- Mâu thuẫn ở điểm cho rằng, Hỏa không ở Tỵ Ngọ sẽ gây phát đạt còn ở vị trí khác thì tác họa (như ở hai cung Thổ Thìn và Mùi). Chẳng lẽ Tuần Triệt ở Thìn Tỵ thì phát đạt cho Tỵ (cung Hỏa) mà tác họa cho Thìn (cung Thổ)
Đây là một nghi vấn rất lớn, gây ngộ nhận khác nhau vì thiếu sự giải thích dựa trên một căn bản lý thuyết hay lý tính nào khả chấp.
Tuần, Triệt còn bị dị nghị về thời gian ảnh hưởng.
Thái thứ lang rất rõ ràng khi cho rằng :
Tuần ảnh hưởng mạnh mẽ trong “suốt đời người”
Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ “từ lúc cất tiếng chào đời cho đến năm 30 tuổi. Còn từ 30 tuổi trở đi, ảnh hưởng kém dần” (Tử Vi Đẩu Số, trang 345, 346)
Dù vậy có nhiều nhà lý học không đồng ý hoàn toàn về thời điểm 30 tuổi của sao Triệt. Lập luận bài nêu lên 2 lý lẽ có tính cách nghi vấn :
Căn bản nào để ấn định thời điểm 30?
Sau 30, ảnh hưởng “kém dần”, vậy kém đến độ nào, và bao giờ mới dứt?
Thái thứ lang cho rằng cả 2 sao “ảnh hưởng mạnh mẽ” trong khi đó có người cho rằng :
Tuần ảnh hưởng nhẹ
Triệt ảnh hưởng mạnh
Không thấy ấn định cường độ mạnh hay nhẹ, chỉ nói mơ hồ như thế cho nên rất khó lượng giá với các sao chính và phụ, cung cường, cung nhược v.v…
Trong giả thuyết, thời gian ảnh hưởng “mạnh mẽ” ngang nhau, cũng có 2 luận hướng về mức độ :
Tuần hay Triệt biến sao xấu thành tốt, sao tốt thành xấu. Ví như Âm Dương hãm gặp Tuần, Triệt thì sáng sủa, nếu Âm Dương sáng gặp 2 sao này thì tối lại. Tuần hay triệt chỉ làm cho sao xấu bớt xấu chớ không đến nỗi làm cho tốt lên. Luận hướng nào có giá trị?
TUẦN TRIỆT ĐỒNG CUNG
Cũng có 2 hướng luận đoán :
Có người cho Tuần và Triệt đồng cung phối hợp ảnh hưởng với nhau. Nói khác đi, cung nào bị Tuần Triệt đồng cung thì nếu xấu sẽ xấu gấp đôi, tốt gấp đôi.
Có người cho rằng Tuần Triệt đồng cung khắc chế lẫn nhau, nghĩa là Tuần phá Triệt, Triệt phá Tuần. Có người cho rằng đến độ coi như không còn có 2 sao đó nữa.
QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ
NGŨ HÀNH CỦA TUẦN, TRIỆT
Tử Vi học lấy ngũ hành làm gốc triết lý. Sao này cũng bị ngũ hành hóa. Tuần Triệt cũng có hành vậy.
Nhưng, thiển nghĩ, Tuần Triệt có lẽ là 2 sao đặc biệt hơn các sao khác về mặt ngũ hành. Nó không chỉ có một hành duy nhất và cố định và có thể thay đổi hành tùy theo vị trí tọa thủ và có thể có cả 2 hành một lượt, nếu đóng ở cung khác hành
Tính cách lưỡng hành đó làm cho 2 sao này hết sức linh động, có 2 hướng chi phối, mỗi hướng trên một cung.
Thú thật, tôi cũng không có căn bản nào khi đề ra quan điểm này, nhưng tôi cho đó là hợp
lý.
THỜI GIAN ẢNH HƯỞNG
Có thể chấp nhận quan điểm của thái thứ lang về điểm này, tức là :
Tuần ảnh hưởng suốt đời.
Triệt chỉ ảnh hưởng đến khoảng 30 năm đầu, và giảm dần ảnh hưởng từ khoảng 30 năm về
sau
Thiết tưởng chỉ nên nói đến khoảng thời gian, thay vì xác định thời điểm, và thiết tưởng không nên cho tỷ lệ giảm vì lẽ :
Thời gian đó lệ thuộc sự tốt xấu rất phức tạp của Phúc Đức, Mệnh Thân, Đại Tiểu Hạn là những ẩn số chi phối hỗ tương rất chằng chịt và rất linh động tùy mỗi lá số .
CƯỜNG ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Chúng tôi không cho rằng 2 sao này đều “ảnh hưởng mạnh mẽ” như Thái Thứ Lang. Thiển nghĩ, theo nguyên nghĩa của chữ Tuần, Triệt, cừơng độ đó đã được quy định rồi :
Tuần ảnh hưởng nhẹ, vừa phải hơn
Triệt ảnh hưởng mạnh, quyết liệt hơn
Không nên và không thể cho tỷ lệ hơn kém rõ rệt vì đây là một lượng theo hàm số của Phúc, Mệnh, Thân, Hạn của lá số, chưa kể sự thẩm định thêm yếu tố phúc đức thực tại, có thể khác với phúc đức lá số (nhất là đối với 2 người trùng giờ sinh).
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Thiển nghĩ rằng, vì quan niệm cường độ ảnh hưởng như trên, cho nên, không thể và không nên nói dứt khoát về mức độ ảnh hưởng. Không thể nói minh thị rằng Tuần hay Triệt biến sao tốt thành xấu hay chỉ làm bớt tốt, hoặc biến sao xấu thành tốt hay bớt xấu. Hiệu lực chế giảm của Tuần Triệt trên các sao khác còn lệ thuộc hàm số của Phúc, Mệnh, Thân, Hạn
Nhưng, có thể nói cụ thể hơn rằng :
Tuần vì ảnh hưởng nhẹ, vừa phải nên làm cho sao xấu bớt xấu chớ không làm thành tốt lên. Ngược lại, Tuần làm cho sao bớt tốt chớ không làm cho xấu hẳn đi
Triệt, vì ảnh hưởng mạnh và quyết liệt hơn nên có thể làm cho sao xấu thành tốt và ngược lại, trong suốt thời gian Triệt có hiệu lực mạnh. Khi Triệt giảm dần hiệu lực, mức độ ảnh hưởng sẽ luận như sao tuần
VẤN ĐỀ TUẦN, TRIỆT ĐỒNG CUNG
Tuần và Triệt tuy khác về cường độ, mức độ, thời gian ảnh hưởng và có ngũ hành linh động nhưng giống nhau về tác dụng : hai sao này chi phối tất cả các sao khác không loại trừ sao nào
Mặt khác, trong khoa Tử Vi, chưa thấy có trường hợp nào hung tinh khắc chế lẫn nhau hay các tinh tác hóa lẫn nhau. Chỉ thấy có sự phối hợp tác họa của các hung tinh chớ không có sự xung đột giữa các hung tinh. Chỉ thấy có sự phối hợp phù thịnh của các các tinh chớ không có sự cạnh tranh giữa cát tinh với. Chỉ thấy có hung tinh khắc các tinh, hay cát tinh chế hung tinh, chớ chưa thấy hung tinh vừa khắc cát tinh vừa “đánh lộn” với nhau. Như vậy, trong ý niệm của người sáng tác khoa Tử Vi, có sự tiềm ẩn sự phân biệt chính và tà thành 2 phe rõ rệt trong khi chia các sao thành 2 lọai cát và hung tinh
Ý niệm chính, tà phân minh như vậy đưa đến ý niệm chính chống tà, tà chống chính. Có thể có sinh khắc về ngũ hành giữa hung tinh (hay cát tinh), chớ không có sự xung đột về “lý tượng” giữa nội bộ hung tinh (hay cát tinh). Ý niệm chính, tà xung đột của người xưa đơn giản như vậy dù sự đơn giản đó không hẳn phản ảnh thực tế của cuộc đời
Trong inh thần đó, khi Tuần và Triệt đồng cung, không có sự đối kháng mà chỉ có sự phối hợp tác hóa. Không có ý niệm Tuần Triệt tương khắc mà chỉ có ý niệm Tuần Triệt tương trợ hay tương hòa. Cụ thể là cung nào bị Tuần Triệt cùng án ngữ, sẽ bị cả 2 ảnh hưởng song hành về hướng tốt cũng như về hướng xấu.
Cách thức phối hợp tác hóa này đã từng có nhiều tiền lệ. Ví dụ : Tả hữu đồng cung, Không Kiếp đồng cung, Tử Phủ đồng cung, Aâm Dương đồng cung .v.v… sẽ làm gia tăng ảnh hửơng (tốt hay xấu) của 2 sao đồng lọai, đồng tác dụng chớ không gỉam trừ ảnh hưởng của 2 sao đồng lọai, đồng tác dụng. Ví dụ : Không kiếp hãm địa thì cả Không lẫn Kiếp cùng nhau tác họa, chớ Không chẳng phá Kiếp mà Kiếp cũng chẳng phá Không.
Tác dụng của Tuần, Triệt có tính toàn diện, không có biệt lệ, tức là hai sao này chi phối tất cả các sao đồng cung và tất cả các cung có Tuần, Triệt án ngữ, không vị nể một sao nào hay một cung nào.
Tuy nhiên, có sự phân biệt ít nhiều ý nghĩa của 2 sao này, từ đó, có ảnh hưởng trên sự luận đoán :
a) Có tác giả cho rằng, và điều này hợp lý, Tuần là Aùm Tinh, Triệt là Không Tinh. Như vậy Tuần tất nhiên nhẹ hơn Triệt. Tuần báo hiệu sự trắc trở, khó khăn còn Triệt báo hiệu sự bế tắc, chướng ngại lớn, sự lụn bại nặng nề.
b) Tuần ảnh hưởng suốt đời, còn Triệt chỉ mạnh cho đến khoảng 30 tuổi, tuổi tam thập nhi lập, tuổi từ đó con người có thể tự lập thân, không còn chịu ảnh hưởng nặng của gia đình.
Trong thời gian 2 sao còn ảnh hưởng, Tuần, Triệt đóng ở bất cứ cung nào đều tiên quyết :
- Gây trở ngại ít hay nhiều cung đó. Mức độ ít hay nhiều tùy thuộc sự tốt, xấu của 2 cung
Phúc mệnh Thân
Điều này có ngoại lệ cho cung Tật sẽ nói đến sau này.
- Tác hóa ít nhiều trên các sao đồng cung. Sự tác hóa này có 2 cường độ : hoặc biến hoàn toàn ý nghĩa của sao(như biến sao xấu thành tốt hay ngược lại) hoặc chỉ giảm ảnh hưởng của các sao (như làm bớt tốt hay bớt xấu).
Tuy nhiên, tác dụng tiên quyết này có 3 ngoại lệ :
a) Nếu chính và phụ tinh tọa thủ vốn xấu mà gặp Tuần hay Triệt thì bớt xấu, có thể trở thành tốt được. Trong trường hợp này, Tuần hay Triệt không hẳn tiên quyết bất lợi cho cung tọa thủ. Dù sao, cần lưu ý rằng ngoại lệ này không tuyệt đối : có thể các sao bị giảm xấu hẳn, có thể chỉ giảm được cái xấu trong một hạn kỳ nào mà thôi, không hẳn tác dụng toàn thời gian.
b) Tuần hay Triệt đóng ở cung Tật rất tốt vì tiên quyết ngăn trở rất nhiều bệnh tật, tai họa lớn cho đường số, bất luận tại cung Tật có sao tốt hay xấu.
c) Tuần, Triệt đóng tại cung vô chính diệu thì lại hay. Nhưng, ảnh hưởng tốt này cũng không tuyệt đối và tùy thuộc mức độ tốt của cung vô chính diệu. Nếu vô chính diệu mà được Tứ Không (Tuần, Triệt, Thiên Không, Địa Không) thì rất đẹp, đượic Tam Không thì đẹp, được Nhị Không thì tầm thường, còn chỉ Nhất Không thì kém.
Mặt khác, vì Tuần chỉ ảnh hưởng nhẹ và Triệt tuy ảnh hưởng mạnh nhưng ngắn hạn cho nên việc đắc 4,3 hay 2 Không chỉ tốt đẹp trong một thời gian mà Tuần hay Triệt còn hiệu lực, chớ không kéo dài mãi mãi suốt kiếp.
Sau cùng cái tốt nói trên còn lệ thuộc hàm số của Phúc, Mệnh, Thân nên cần phải cân nhắc cẩn thận
Mặc dù Tuần, Triệt chi phối tất cả các sao đồng cung nhưng 2 sao này không phải bất khả xâm phạm : nó vẫn bị các sao kia chi pho61i lại, nhất là chính tính. Có sự ảnh hưởng qua lại 2 chiếu, cho nên kết luận giải đoán chung cuộc chỉ có thể đưa ra sau khi cân nhắc ảnh hưởng 2 chiều đó với hàm số Phúc Mệnh Thân
Cũng vì sự chi phối 2 chiều như vậy cho nên các sao ngộ Triệt Tuần không hòan tòan mất hẳn bản chất và đặc tính mà chỉ biến thể, giảm sút một phần ý nghĩa mà thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét