Món ngon nổi tiếng thế giới

Tuyển tập những món ăn ngon, những món đặc sản các vùng miền ở Việt Nam và trên Thế Giới.

Những siêu xe số 1 Thế giới

Giới thiệu các loại xe phổ biến, độc đáo và công nghệ xe mới nhất.

Chết lặng khi bắt quả tang chồng và bạn thân

Tôi đã chết lặng khi bắt quả tang anh cùng cô bạn thân nhất của mình.

Căn hộ 34 m2 đẹp tuyệt vời

Tư vấn thiết kế và nội thất các căn hộ đẹp tuyệt vời.

Chuyên trang sức khỏe - trẻ em - dinh dưỡng

Hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ đúng cách

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Thuật quan sát người P1


1.Bát quái tướng mặt

Theo quan sát thực tế,tướng mặt của một người chia làm 8 khu vực.Đó là bát quái tướng mặt.
Sách "Tướng gia bí quyết" nói: "Ngũ hình không trung chính thì cuộc đời nghèo khổ.Bát quái đầy đặn thì tài lộc đầy đủ".
Sách "Thuần dương tướng pháp" nói: "Tam đình bát quái đòi hỏi sự tương xứng".Cái gọi là bát quái tức là tám bộ vị trên gương mặt.
Bộ vị thứ nhất là tai phải.Tai phải thuộc phương đông.Phương đông Giáp,Ất,Dần,Mão đều thuộc mộc,cho nên tai phải gọi là "mộc tinh",cũng gọi là "cung Chấn".
Bộ vị thứ hai là góc trán bên phải.Góc phải trán thuộc phương đông nam,trong bát quái gọi là"quẻ tốn".Do đó nói chung các nhà tướng học đều gọi là "ngôi tốn".
Bộ vị thứ ba là chính giữa trán.Chính giữa trán thuộc phương nam.Phương nam  Bính,Đinh,Tỵ,Ngọ đều thuộc hỏa,cho nên giữa trán gọi là "hỏa tinh",cũng gọi là "cung Ly".
Bộ vị thứ tư là góc trán bên trái.Góc trán bên trái thuộc phương tây nam,trong bat quái gọi là "cung Khôn".Do đó các nhà tướng học đều gọi là "ngôi Khôn".
Bộ vị thứ năm là tai trái.Tai trái thuộc phương tây.Phương tây  Canh,tân,Thân,Dậu đều thuộc kim,cho nên tai trái gọi là "kim tinh",cũng gọi là "cung Đoài".
Bộ vị thứ sáu là má trái.Má trái thuộc phương tây bắc,trong bát quái gọi là "cung Càn".Do đó các nhà tướng học gọi là " ngôi Càn".
Bộ vị thứ bảy là cằm.Cằm thuộc phương bắc.Phương bắc Nhâm,Quí,Hợi,Tý đều thuộc thủy,cho nên miệng và cằm đều gọi là "thủy tinh",cũng gọi là "cung Khảm".
Bộ vị thứ tám là má phải.Má phải thuộc phương đông bắc,trong bát quái gọi là "quẻ Cấn".Do đó các nhà tướng học đều gọi là "ngôi Cấn".
Tám bộ vị này yêu cầu phải cao,đứng,đầy đặn,dầy dặn,có thịt.Kỵ nhất là lép,phẳng,lồi lõm và mỏng.
Nhà tướng học Ngụy Càn Sơ đời Thanh trong quyển 24 của bộ sách "Tướng học vấn đáp" có một đoạn vấn đáp về bát quái tướng mặt.Có thể tóm tắt như sau:
Hỏi: Vì sao người ta lại chia tướng mặt thành bát quái?
Đáp: Đó là để thuận tiện quan sát,các nhà tướng học đã chia mặt thành các bộ vị.Ví dụ: Hai tai là để xem vận khí thời niên thiếu.Con trai,tai trái quản từ 1 đến 7 tuổi.Tai phải quản từ 8 đến 14 tuổi.Con gái thì ngược lại,tai phải quản từ 1 đến 7 tuổi,tai trái quản từ 8 đến 14 tuổi.
Chia tướng mặt thành tám khu vực cũng giống như hai tai là để quan sát cho thuận tiện mà thôi.Đã đành chia tướng mặt thành tám khu vực thì phải đặt tên cho nó để mọi người có chuẩn tắc chung.Vì là tám khu vực cho nên dùng tên của tám quẻ thuần trong Kinh dịch để đặt tên cho nó.Điều đó không có nghĩa là trên mặt quả thực có tám quẻ.
Hỏi: Vì sao tai phải gọi là cung Chấn,còn trán gọi là cung Ly,tai trái gọi là cung Đoài...Đó có phải là thiên nhiên sắp xếp rồi không?
Đáp: Các ngôi quẻ trên tướng mặt theo tôi không có một sự sắp xếp thiên nhiên nào cả.Đó là một số bậc tiền bối trong giới tướng học căn cứ kinh nghiệm người xưa và bản thân mình đặt ra mà thôi.Chúng ta biết rằng từ rất xa xưa,các bậc tiền bối của giới tướng học đã chia mặt thành bốn phương vị: đông,tây,nam,bắc.Cũng từ rất xa xưa người ta đã chia tướng mặt thành ngũ tinh: kim,mộc,thủy,hỏa,thổ.Hai cách chia này đều lấy tai phải làm phương đông.Phương đống Giáp,Ất,Dần,Mão đều thuộc mộc cho nên gọi là mộc tinh.Vì ngôi quẻ của các quẻ dịch lấy Chấn thuộc phương đông,cho nên các bậc tiền bối của giới tướng học lấy tai phải phối với quẻ Chấn.
Cũng theo đạo lý đó,trán là phương nam.Phương nam Bính,Đinh,Tỵ,Ngọ đều thuộc hỏa,cho nên gọi là hỏa tinh.Vì ngôi quẻ của quẻ dịch lấy Ly ở phương nam cho nên các nhà tướng học lấy trán phối với quẻ Ly...
2. Các phương pháp quan sát tướng mạo
a. Phương pháp kiểm chứng
Đây là phương pháp phổ biến của người xưa quen dùng.Do điều kiện tri thức và khoa học thời bấy giờ phát triển còn hạn chế,nên cổ nhân chủ yếu dựa vào sự quan sát tỉ mỉ bằng đôi mắt trên hình thể của nhiều người,từ đó rút ra một số qui luật nhất định về tướng mạo.Những qui luật đó sẽ được kiểm chứng trong thực tế cuộc sống rồi đúc kết thành những kinh ngiệm.Đồng thời,qua việc kiểm chứng sẽ loại bỏ dần dần những kết luận không chính xác.
Ví dụ như sách xưa kết luận "Nhân trung sâu và dài là người trường thọ" và giải thich như sau: Nhân trung cũng giống như mạch máu trong người,mạch máu lưu thông dễ dàng thì cơ thể mới khỏe mạnh,Nhân trung sâu và dài thì máu dễ lưu thông,còn như Nhân trung ngắn và nông cũng giống như mạch máu bị tắc nghẽn,máu huyết khó lưu thông khiến cơ thể vì thế mà bệnh tật thì khó mà sống thọ cho được.
Hiển nhiên là cách quan sát tướng mạo dựa theo những kinh nghiệm đúc kết từ phương pháp quan sát và kiểm chứng của người xưa không phải lúc nào cũng hoàn toàn thuyết phục.Nhưng cho đến bây giờ,cũng không thể phủ nhận một số kiểm chứng là rất chính xác.
b. Phương pháp phân tích
Người xưa phân tích cung mệnh,vận khí từng năm tháng của con người cùng với việc quan sát tỉ mỉ hình dáng cơ thể cũng như tính cách riêng từng người để đoán trước tương lai vận số.
c. Phương pháp biện chứng
Đây là phương pháp hay,linh hoạt và khá khoa học trong thuật xem tướng truyền thống của Trung Quốc bằng cách phân tích các mặt đối lập giữa cái tĩnh và cái động,giữa cái bất biến và cái thường biến thể hiện qua tướng mạo và tâm tánh mà suy đoán ra tính cách vận số của con người.Cách phân tích này loại bỏ quan niệm "Tướng mạo là do trời sinh và vận số cũng theo đó mà không thể thay đổi".
- Phương pháp biện chứng chỉ ra rằng: Bề ngoài con người thể hiện cho cái tĩnh nhưng tinh thần khí sắc cũng như tâm hồn thái độ lại luôn ở trạng thái động.Nói một cách khác,hình thể bên ngoài do tướng mạo trời sinh là cái bất biến nhưng chỉ là thứ yếu,còn cái tâm trong sáng mới là chủ yếu để quyết định tính cách và vận số tốt xấu trong cuộc sống riêng của từng người.Chính vì vậy mà sách "Tâm tính biên" có câu: "Tâm là cái gốc của bề ngoài,vén tâm ra sẽ thấy thiện ác.Tâm của mỗi người thể hiện qua việc làm,nhìn vào việc làm mà biết được họa phúc của người đó".
d. Phương pháp điểm diện
Đây cũng là phương pháp  thường áp dụng trong cách nghiên cứu tướng mạo truyền thống của Trung Quốc.Điểm có nghiã là bộ phận,là đặc trưng riêng.Còn Diện tức là những nét chung tổng quát.
Phương pháp điểm diện bắt đầu từ việc quan sát hình thể tổng quát tướng mạo của một người,để đưa ra nhận xét ban đầu ứng với qui luật đã rút ra từ  đa số người.Rồi kết hợp đi sâu vào phân tích đặc trưng của riêng cá nhân đó để đưa ra kết luận cuối cùng nhằm suy đoán vận số và tính cách của người cần quan sát.
e. Phương pháp hình thức
Là phương pháp nghiên cứu có từ thời nhà Đường - Trung Quốc.Các tiêu chuẩn trong phương pháp này được tiến hành theo các bước tuần tự như sau:
  • Quan sát ngoại hình để biết con người đó thuộc dạng tướng người nào,tướng mạo là thông thường hay có dị thường hay không?
  • Quan sát kết cấu xương cốt thể hiện qua dáng người xem có phù hợp với nguyên lý âm dương hay không?
  • Quan sát Tứ độc - Lục phủ - Tam đình - Ngũ nhạc.
  • Quan sát thanh âm,cách nói chuyện,tướng đi,dáng ngồi.
  • Quan sát tinh thần.
f. Phương pháp nghiên cứu theo tinh thần - khí phách
Được phổ biến và áp dụng từ thời nhà Thanh - Trung Quốc,bao gồm quan sát tướng mạo dựa theo các đặc điểm sau:
  • Quan sát mắt mũi
  • Quan sát thanh âm,cách nói chuyện
  • Quan sát tinh thần khí sắc
  • Quan sát cử chỉ động tác
  • Quan sát đôi tay
  • Quan sát đôi chân
g. Phương pháp nghiên cứu theo thời gian
1. Nghiên cứu theo độ tuổi
  • Từ 1 đến 7 tuổi: Quan sát Thiên thương và tai trái
  • Từ 8 đến 14 tuổi: Quan sát Địa khố và tai phải 
  • Năm 15 tuổi: Quan sát đỉnh trán và đỉnh đầu
  • Năm 16 tuổi: Quan sát tai phải và Thiêng trung
  • Năm 17 tuổi: Quan sát cặp mắt và Nhật giác
  • Năm 18 tuổi: Quan sát tai và Nguyệt giác
  • Năm 19 tuổi: Quan sát chân mày và Thiên đình
  • Từ năm 20 đến 21 tuổi: Quan sát sống mũi,Thiên tướng,tả hữu Phụ giác
  • Năm 22 tuổi: Quan sát tai trái và Tư không
  • Năm 23,24 tuổi: Quan sát thần sắc của cặp mắt
  • Năm 25 tuổi: Quan sát Sơn căn và chân mày
  • Năm 26,27 tuổi: Quan sát tai và mắt
  • Năm 28 tuổi: Quan sát Thiên thương và Ấn đường
  • Năm 29,30 tuổi: Quan sát mũi miệng với tả hữu Sơn lâm
  • Năm 31,32 tuổi: Quan sát tai,mắt,Lăng vân,Tử khỉ
  • Năm 33,34 tuổi: Quan sát Pháp lệnh,lông mày,Phồn hà,Thái hà,trán.
2. Nghiên cứu theo chu kỳ 9 năm
Dựa vào 9 bộ phận trên cơ thể đoán biết vận hạn của tuổi tác theo chu kỳ 9 năm.
  • Chân mày: Cho biết vận hạn ứng với năm 1,10,19,28,37,46,55 tuổi
  • Mũi: Cho biết vận hạn ứng với năm 2,11,20,29,38,47,56 tuổi
  • Miệng: Cho biết vận hạn ứng với năm 3,12,21,30,39,48,57 tuổi
  • Tai trái: Cho biết vận hạn ứng với năm 4,13,22,31,40,49,58 tuổi
  • Mắt trái: Cho biết vận hạn ứng với năm 5,14,23,32,41,50,59 tuổi
  • Trán: Cho biết vận hạn ứng với năm 6,15,24,33,42,51,60 tuổi
  • Chân mày phải: Cho biết vận hạn ứng với năm 7,16,25,34,43,52,61 tuổi
  • Mắt phải: Cho biết vận hạn ứng với năm 8,17,26,35,44,53,62 tuổi
  • Tai phải: Cho biết vận hạn ứng với năm 9,18,27,36,45,54,63 tuổi
3. Nghiên cứu theo chu kỳ 20 năm
-  Phương pháp dựa vào quan sát Tam đình:
  • 20 năm đầu cuộc đời thể hiện qua trán
  • 20 năm tiếp theo thể hiện qua mũi
  • Cằm cho biết hậu vận của người đó từ năm 41 tuổi trở đi 
-  Phương pháp dựa vào quan sát tai và mũi (Nếu người được xem tướng là nữ thì thứ tự của 2 tai đổi lại)
  • Tai trái cho biết 20 năm đầu
  • Mũi cho biết 20 năm tiếp theo
  • Tai phải cho biết 20 năm kế tiếp.
3. 39 tướng mạo tiêu biểu
theo cách xem tướng của người xưa
Ngày xưa,cổ nhân đã suy đoán tính cách và vận số dựa trên sự quan sát nghiên cứu tướng mạo con người rồi đặt tên theo 39 loại chim thú và gọi là "Muông thú tượng hình" để mọi người dễ nhận ra đặc thù của từng tướng mạo.
1. Tướng Rồng: Đây là tướng tốt nhất theo quan niệm của người xưa,thể hiện qua thân hình cao lớn,tướng đi vững chắc thanh thoát,sắc mặt hồng hào,ánh mắt uy nghiêm mà thuần hậu,giọng nói lớn mà ôn hòa,lông mày dài và rậm,giải quyết công việc rất dứt khoát và hợp đạo lý.Người có tướng này là chân mạng Đế vương hoặc là người nắm giữ chức quyền cao trọng.
2. Tướng Phượng: Thân hình dong dỏng cao.Khuôn mặt "Mắt phượng mày ngài" với đôi mắt thon dài,chân mày nhỏ đẹp,thần sắc uy nghi mạnh mẽ,giọng nói trong trẻo rõ ràng.Đây là tướng quý,gắn liền với sự nghiệp thành đạt vinh hiển.
3. Tướng chim Ưng: Thân hình cao to,chân bước vững vàng,tiếng nói vang khỏe,lông mày rậm,ánh mắt rất sáng và sắc bén.Đây là tướng người phù hợp với binh nghiệp nhưng tính cách có phần hung dữ và tàn bạo,hậu vận không được tốt.
4. Tướng Kỳ Lân: Thân hình vừa phải.Ngực rộng rắn chắc hơi ưỡn ra phía trước,trán cao mắt sáng,chân mày đen rậm.Nếu có thêm giọng nói to rõ mà ôn hòa kết hợp với tướng đi vững chắc thì đây có thể làm nên sự nghiệp công danh,vinh hiển tột bực.
5. Tướng Cọp: Thân hình cao to,vai rộng nở ngang,lưng to,chân tay mạnh mẽ.Mắt lớn,miệng rộng,môi dày,tiếng nói ầm vang như trống,ánh mắt đầy uy lực.Người có tướng này tuy sức khỏe dồi dào nhưng trí não lại phát triển không  cân bằng,không thông minh lanh lợi,chỉ phù hợp với đường binh nghiệp hữu dũng vô mưu.
6. Tướng Beo: Khuôn mặt dài nhưng mũi ngắn.Răng nhỏ và khít,đặc biệt là Chuẩn đầu nhô cao.Người tướng Beo tuy không có sức khỏe và uy lực như Cọp và Sư Tử  nhưng lại có phần khéo lèo và uyển chuyển hơn.Đặc biệt thành công trong giao tiếp xã hội,đôi khi có phần thủ đoạn tinh ranh và mưu mẹo.Gia đình thường không êm ấm hạnh phúc vì rất độc đoán lấn át vợ con.
7. TướngSư Tử: Hình dáng bề ngoài cũng có nét tương tự như tướng Cọp,nhưng trán đặc biệt cao và gồ lên biểu hiện cho người cơ trí thông minh,văn võ song toàn.
8. Tướng Voi: Rất dễ nhận thấy ở thân hình to lớn nhưng nặng nề chậm chạp,dáng ngồi nghiêm chỉnh vững chắc như  hòn núi nhỏ,mũi thấp,môi dày.Tuy không thông minh lanh lợi nhưng cá tính hiền hậu,suy nghĩ chín chắn,làm việc siêng năng nên cuộc sống no đủ,hậu vận giàu sang.
9. Tướng Tê Giác: Thân hình to lớn,trán cao rộng,lông mày đen rậm,đầu tròn,mắt nhỏ hơi lồi,hai tai nhỏ nhưng dày.Đây là tướng người sức khỏe tốt,ít bệnh tật,sống thọ,cuộc sống an khang sung túc.
10. Tướng Gấu: Thân hình to lớn,râu tóc rậm rạp,tay chân to lớn,mũi to,hơi thở gấp gáp nặng nề.Người có tướng này đa phần tính tình nóng nảy hung bạo,có thể đạt được danh lợi nhưng không được sự yêu mến của mọi người xung quanh.
11. Tướng Khỉ: Thân hình nhỏ nhắn hoặc vừa phải,trán nhô cao về phía trước,lưỡng quyền nổi cao,hai mắt tròn đen.Đây là tướng người đặc biệt lanh lợi,làm việc tính toán rất giỏi nên thường giàu sang phú quý nhưng có phần hơi háo sắc.
12. Tướng Vượn: Bề ngoài cũng giống như tướng Khỉ nhưng tay chân dài hơn.Đây cũng là tướng người đặc biệt lanh lợi,giỏi tính toán làm ăn nhưng không ẩn chứa gian xảo hay mưu mô.Cũng có tâm háo sắc nhưng kín đáo và biết kiềm chế hơn tướng Khỉ.
13. Tướng Đười ươi: Biểu hiện rõ ở thân hình cao to nhưng chúi về phía trước,mắt tròn lông mày rậm,miệng rộng môi vểnh,lưỡng quyền cao nhọn,lông tóc thô cứng.Đây là tướng người nóng nảy nhưng thẳng thắn tâm tính tốt.
14. Tướng Trâu: Thân hình to lớn,đầu và cổ to,nói năng đi đứng chậm chạp,sức khỏe tốt,cần cù chăm chỉ mà được giàu sang phú quý.
15. Tướng Chó: Biểu  hiện qua hình dáng chân dài tay ngắn,đầu lớn mặt thon,tai nhọn.Tính tình trung thành nhưng thẳng thắn,có phần hơi nóng nảy.Thích ăn uống,sức khỏe tốt.
16. Tướng Chó Sói: Tướng người có trán rộng mắt to,lưỡng quyền cao đầy,lỗ tai nhọn nhưng dày,miệng to răng khít nhưng khi cười để lộ hai răng nanh có vẻ to hơn người bình thường,lông mày đều đặn cân xứng.Đây là tướng người thông minh sắc sảo có thể giành được địa vị cao nhưng tâm tánh có phần tàn nhẫn nên làm mọi người sợ nhiều hơn là kính phục.
17. Tướng Chồn: Thân hình vừa phải,sắc da hồng hào,tướng đi nhanh nhẹn.Người tướng này có năng khiếu về nghệ thuật,chuộng kiểu cách lễ nghi,nhưng tâm cơ gian xảo,háo sắc,có tính lười biếng và thiếu tinh thần trách nhiệm.
18. Tướng Thỏ: Đầu nhỏ trán thấp,tai to tròn dài,mũi nhỏ hồng hào,chân ngắn hơn thân người.Người có tướng này là người khôn ngoan lanh lợi nhưng trung hậu và khoan dung,thường làm nên sự nghiệp cao sang,nếu không cũng được mọi người yêu mến và nhàn nhã suốt đời.
19. Tướng Hoẵng: Khuôn mặt dài và hẹp,mũi nhỏ và nhọn,mắt tuy lớn nhưng bị lồng mày rậm che khuất một phần,tai dài vểnh ra hai phía.Người tướng này rất nhút nhát,ngại giao tiếp,lòng luôn nghi kỵ và lo sợ điều bất ổn nên không làm nên nghiệp lớn mà chỉ có cuộc sống bình thường.
20. Tướng Lừa: Mặt dài tai dài,dáng đi chậm chạp.Người có tướng này không có sự nghiệp lớn,chỉ nhờ vào tính cần cù chịu khó mà cuộc sống no đủ qua ngày.
21. Tướng Ngựa: Biểu hiện rõ ở khuôn mặt rất dài và hẹp dần ở phía dưới.Miệng rộng răng to lưng dài.Người có tướng này có tính nhẫn nại cần cù,khoan dung độ lượng,hậu vận tốt.
22. Tướng Nai: Khuôn mặt hơi dài và hẹp dần về phía dưới.Ánh mắt hiền lành có phần lơ đãng,miệng nhỏ,tướng đi nhanh nhẹn.Người có tướng này tâm tánh hiền hậu có phần nhút nhát,không thích tranh giành bon chen nhưng lại được hưởng phước an nhàn no đủ.
23. Tướng Dê: Đầu vuông,trán dài nhưng thấp,thân hình có vẻ hơi chúi về phía trước.Tướng người Dê có tâm tánh hiền lành trung thực,nếu là phụ nữ thì có tánh tình hời hợt,xu hướng thiên về tình cảm và nhục dục.
24. Tướng Mèo: Thân hình thon nhỏ,lưng dài bụng nhỏ,mắt tròn to sáng,tai nhỏ mỏng nhọn.Người có tướng Mèo tâm tánh hiền lành,đôi lúc lại rất thông minh và khéo léo,chú trọng bề ngoài và yêu thích sạch sẽ.
25. Tướng Chuột: Biểu hiện qua thân hình nhỏ nhắn,mắt nhỏ hay liếc ngang liếc dọc,răng nhọn,miệng chu ra phía trước.Người có tướng này thì đầu óc lanh lợi xoay chuyển đối phó nhanh với mọi tình huống nhưng chỉ thông minh khôn ngoan trong việc nhỏ nhặt.Người tướng Chuột chú trọng vật chất,không nghĩ đến lợi ích lâu dài về sau nên chỉ thành công trước mắt,hơn nữa vì tâm tánh có phần dối trá nên không được cấp trên trọng dụng cất nhắc nên không có sự nghiệp lâu dài vững chắc về sau.
26. Tướng Heo: Thân hình to lớn phục phịch,cổ nọng nhiều ngấn mỡ,chân ngắn tay ngắn.Người tướng này thường ham mê vật chất,thích ăn uống,nói chuyện ồn ào,trí óc thấp kém.Tuy có phúc lộc no đủ nhàn nhã nhưng không có công danh sự nghiệp to lớn vì giao tiếp xã hội kém và có phần thô lỗ.
27. Tướng Gà: Thân hình nhỏ,mắt miệng và khuôn mặt nhỏ.Đây là người biết giữ chữ tín,có chí cầu tiến nên hậu vận rất tốt.
28. Tướng Vịt: Thân hình mập mạp,chân và bước chân ngắn nên đi đứng có phần chậm chạp.Người tướng này thường trí óc ít thông minh và lanh lợi,cuộc sống chỉ vừa đủ chứ không giàu sang vinh hiển.
29. Tướng Ngỗng: Mắt nhỏ,ánh mắt không sắc sảo.Miệng nhỏ,mũi ngắn,cổ cao,bước đi chậm có phần đủng đỉnh.Người có tướng này tuy không đạt thành tựu lớn nhưng vẫn có cuộc sống an nhàn no đủ.
30. Tướng Hạc: Thân hình thanh mảnh.Khuôn mặt dài,cổ cao.Người tướng này có tánh tình trầm tĩnh,ghét ồn ào bon chen,thích sự thanh cao,đặc biệt yêu thích và có thiên phú về văn chương nghệ thuật.
31. Tướng Công: Thân hình cao,khuôn mặt nhỏ,tính tình trầm tĩnh và bảo thủ,thích danh vọng và rất chú trọng bề ngoài.
32. Tướng Chim Yến: Thân hình nhỏ nhắn,mắt tròn,ánh mắt sáng.Người tướng này có nhiều tài năng nhưng vận số thăng trầm nhiều,thành đạt muộn.
33. Tướng Chim Sẻ: Thân hình nhỏ bé,mắt tròn,ánh mắt sắc sảo và thường liếc nhìn xung quanh.Người tướng này thường vất vả,không có sự nghiệp.
34. Tướng Chim Thước: Thân hình vừa phải,khuôn mặt và đôi mắt nhỏ,dáng đi nhanh nhẹn.Đây là người có tính tình vui vẻ,làm việc siêng năng,sức khỏe tốt.Tuy không thể đạt tới mức giàu sang vinh hiển nhưng cuộc sống được nhiều người yêu mến,an nhàn no đủ suốt đời.
35. Tướng Uyên Ương: Thân hình vừa phải,mắt tròn đẹp,khuôn mặt dễ nhìn,giọng nói trong trẻo ngọt ngào.Nếu là nữ thì thích hợp làm những công việc nghệ thuật như diễn viên hay nghệ sĩ múa.Người có tướng này đạt được chút công danh trong xã hội nhưng sự nghiệp lại không lâu bền và thiên về nhục dục.
36. Tướng Cò: Thân hình cao ốm,mũi dài và nhỏ.Tuy có năng khiếu đặc biệt về nghệ thuật nhưng tánh tình thích cô độc trầm lặng,ghét ồn ào,thờ ơ lạnh nhạt trong giao tiếp xã hội và không có chí cầu tiến nên không đạt được công danh sự nghiệp trong cuộc sống.
37. Tướng Rắn: Thân hình cao gầy,tướng đi uyển chuyển có cảm giác như đang uốn lượn,đầu dài mặt ngắn,miệng môi đều mỏng,mũi dài lưỡi dài và hay liếm môi,lông mày răng mắt đều nhỏ,ánh mắt thao láo và lạnh lẽo.Đây là tướng người nhỏ nhen thù dai,có nhiều mưu mô xảo trá,khi tranh chấp quyền lợi thì có những thủ đoạn độc ác tàn nhẫn nhưng trong giao tiếp làm ăn lại rất khéo léo và đạt nhiều danh vọng.
38. Tướng Rùa: Thân hình thấp nhỏ,đầu thon nhỏ,chân tay ngằn,cổ ngắn,mắt tròn và sáng.Lưng gồ lên và hơi cong.Đây là tướng người phú quý và trường thọ.
39. Tướng Cá: Thân hình thon nhỏ,cặp mắt tròn nhỏ và hơi lồi,lông mày thưa,cổ ngắn môi dày.Khi ngủ đôi mắt vẫn mở hé mà không khép kín được.Người có tướng này thì đa nghi,tâm tánh nhút nhát,đôi khi sống ảo tưởng và hậu vận không tốt.
4. 7 tướng mạo đặc biệt
đại phú đại quý trong thuật xem tướng
1. Tướng Ngũ Trường: Là tướng mạo của người có Đầu - Mặt -Tay - Chân và Thân người đều dài.
2. Tướng Ngũ Đoản: Là tướng mạo của người có Đầu - Mặt - Tay - Chân và Thân người đều ngắn.
3. Tướng Ngũ Lộ: Là tướng mạo bao gồm Mắt lồi - Mũi hếch - Tai vểnh - Miệng vẩu và Hầu lộ.
4. Tướng Ngũ Hợp: Bao gồm:
  • Thiên Địa Tương Hợp: Là xương cốt ngay ngắn không khuyết tật.
  • Thiên Quan Tương Hợp: Là sự hài hòa của dáng người kết hợp với giọng nói và ánh mắt.
  • Thiên Tâm Tương Hợp: Là thần sắc thanh khiết,tâm trí linh hoạt minh mẫn nhanh nhẹn.
  • Thiên Cơ Tương Hợp: Là người có kiến thức sâu rộng,quyết đoán nhưng độ lượng.
  • Thiên Luân Tương Hợp: Là người khiêm nhường,biết giữ uy tín và nhân nghĩa.
5. Tướng Ngũ Tú: Bao gồm:
  • Cốt tú: Là hàm răng chắc khỏe,đều đặn.
  • Nhục tú: Là sắc mặt hồng hào tươi tắn.
  • Huyết tú: Là lông mày thanh nhã.
  • Khí tú: Là tiếng nói trong trẻo âm vang.
  • Chất tú: Là ánh mắt sáng,tia mắt long lanh,thần khí êm dịu.
6. Tướng Lục Đại: Tướng Lục Đại bao gồm Đầu - Mặt -Tai - Mũi - Miệng và Bụng dưới đều to lớn.
7. Tướng Lục Tiểu: Tướng Lục Tiểu bao gồm Đầu - Mặt - Tai - Mũi - Miệng và Bụng dưới đều nhỏ. 

VẤN ĐỀ GIẢI ĐOÁN VẬN HẠN

ẤN ĐỀ GIẢI ĐOÁN VẬN HẠN
Nguyên tắc giải đoán vận hạn
1.Xem sinh khắc giữa cung nhập hạn và chính tinh nhập hạn
Ví dụ: Tử vi (Thổ) an Ngọ (Hoả) – Cự môn (Thuỷ) an Hợi (thuỷ). Cung sinh tinh hay hoà với tinh là được thiên thời.
2.Xem sinh khắc giữa cung nhập hạn và bản mệnh
Ví dụ: Mệnh hoả nhập hạn ở cung dần mão hay tỵ ngọ
Cung sinh mệnh hay hoà với mệnh là được địa lợi.
Nếu mệnh sinh cung như mạng Kim hạn ở Tí là sinh xuất thì mạng bị tiết khí, giảm tốt.
Nếu cung khắc mệnh như mạng mộc hạn đến thân dậu là bị khắc nhập là rất xấu.
3.Xem sinh khắc giữa chính tinh nhập hạn với bản mệnh.
Ví dụ: Mệnh hoả hạn gặp Thái dương hay có Lương là tốt. Vậy tinh sinh mệnh hay hoà với mệnh là được nhân hoà nhưng chính tinh phải miếu vượng và không bị tuần triệt án ngữ. Nếu hãm thì phải có tuần triệt án ngữ mới thành tốt.
Chính tinh tại cung nhập hạn cũng phải phù hợp với chính tinh thủ mệnh nói đơn giản là mệnh ở dương cung hạn đến dương cung mới hợp cách. Tuy nhiên nếu mệnh ở dương, hạn ở âm hay mệnh ở âm hạn ở dương mà chính tinh miếu, vượng, đắc địa và sinh hay hoà với hành của mệnh thì hạn cũng tốt nhưng vẫn phải đề phòng những sự không may, những sự không đắc ý. Ví dụ mệnh hoả cự Tỵ có Thái dương hạn đến cung Tuất có Tham Lang (M) sinh mệnh. Tuy không cùng âm dương, cùng cách nhưng vẫn tốt.
Được cả 3 yếu tố Thiên Thời, Địa lợi, Nhân hoà là đại vận rực rỡ thông thường được hai yếu tố đã phát đạt lắm rồi, nếu được 1 yếu tố đã đủ mãn nguyện. Nếu cả 3 yếu tố đều là vận xấu, đại hạn xấu. Nếu có thêm hung tinh (H) thì là đại hạn thất bại, rủi nhiều hoặc là hạn về với tổ tiên.
Riêng trường hợp không được địa Riêng trường hợp không được địa lợi ta có thể xem cung an thân với hành của cục. Ví dụ: tân tại tí – thuỷ cục là tốt.
4.Sau khi xét chính tinh cần phải xét các trung tinh, hung tinh
Nếu: Nhiều sao đắc cách kể cả hung tinh đắc địa là được hạn tốt. Nếu nhiều sao xấu không đắc cách là hạn xấu. Nếu tốt xấu lẫn lộn thì cân nhắc nếu tốt nhiều hơn, mạnh hơn thì hạn tốt. Nếu xấu nhiều hơn thì hạn xấu. Cần nhớ là các sao chỉ có ảnh hưởng khi đủ bộ, đủ đôi, đủ cách. Nên khi xem đại hạn phải tính sao thủ mệnh để phối hợp với các sao của đại hạn. Ví dụ mệnh có Cơ ở sửu, Đồng ở dậu – hạn đến cung mùi có lương nguyệt ở mão thì có thể đoán theo cách Cơ nguyệt đồng lương. Cần nhớ tính chất các sao về phương diện nào như tử vi có tính cách giải nguy, mang điều may đến, Liêm trinh mang tai nạn đến. Lưu ý đến vai trò Tuần Triệt.
5.Xét các biến cố xẩy ra trong hạn.
Căn cứ vào ý nghĩa các sao trong hạn như phúc tinh thì có quý nhân giúp đỡ, được cứu giải – Quý tinh thì có công danh – Thi cử đậu – tài tinh thì phát đạt tài lộc – Hao tinh thì tán tài. Cần phải xem sự giao lưu của các tinh đẩu có thể tăng giảm sự may rủi.
Hạn ở cung nào các biến cố thường xẩy ra trong phạm vi cung đó. Ví dụ hạn cung phu thê thường là về vấn đề hạnh phúc, ở Tử thì thường liên quan đến con cái, ở điền thường liên quan đến nhà cửa, nơi ăn ỏ…
6.Vai trò các sao nhập hạn
Tử vi là tư tưởng chỉ đạo hành động, Thiên phủ là nền tảng xã hội, Thái âm là nền tảng gia đình, Tham Lang là bản thân
Thiên phủ + Tham Lang + Thiên Không -> nền tảng xã hội đạo đức nhưng có người lợi dụng.
Thái âm (M-V) + Triệt -> Gia đình đảo lộn nhưng vẫn thanh thản
Tham Lang + Tuần -> Sở thích bản thân bị hạn chế
Cự Môn -> Dễ bị ảnh hưởng bên ngoài lôi cuốn
Thiên Tướng – hành động uy nghi dũng mãnh
Thiên Lương – Từ Thiện
Thất Sát – Sát phạt
Phá Quân – Hao tán
Vũ Khúc Cô quản chủ cô đơn lạnh lẽo đơn chiếc nhất là với nữ mệnh, đa sầu đa cảm nhưng với người chưa có chỗ ở thì sao này chủ sắp có nơi ở ổn định do mình tạo lập, lớn hay nhỏ tuỳ theo các trung cát tinh khác hội họp.
Khoa + Quyền Lộc +Tứ Linh rất tốt, nhưng với người thích an nhàn, không cầu danh lợi thì lại vất vả suốt ngày.
Thai Toạ – Tư cách trung hậu, thanh nhà, bề thế, chững chạc nhưng nếu có sao xấu như cô quả kình hình mã hội tụ thì là hạn thanh nhàn nhưng bị xa cách một nơi tức là nằm bệnh viện.
Thai toạ + Tứ linh – Hạn tháo vát rất tốt
Đào Hồng đời sống tình cảm dồi dào, nhiều may mắn trong tình trường nếu không bị xung phá.
Đào Hồng Song hỷ Tả Hữu Khôi Việt – Gạt không hết người yêu
Đào Hồng Thiên Không Hoá Kỵ Không Kiếp Cô Quả Đẩu Quân Thái Tuế Vũ Khúc – Rất vô duyên nên thất bại tình trường
Tử Tham + Tuân hay Triệt + Thiên Không – Hạn không thích tình ái muốn đi tu
Thiên Cơ + Đào Hồng + Thiên Không + Cô Quả – Hạn có thể chết
Khốc Hư chủ bế tắc hiểm ác, Khốc tượng trưng tiếng ồn ào náo nhiệt Hư tượng trưng tâm trạng, không khí thầm lặng u buồn. Khốc Hư chủ hao mòn trong công việc làm ăn.
Thiếu Dương giải được một số tật bệnh tai ách nhỏ có thêm Thái dương (Đ) là tăng thêm sức sáng làm mọi việc hanh thông thuận lợi.
Mệnh có thiếu dương thủ mệnh hoặc tam hợp chiếu là người thông minh, sáng suốt, mềm mỏng, từ thiện nhưng thích được hơn người, lấn át người. Cần có nghị lực cao cả để không vướng vào tội lỗi, không nên khôn ranh quá mà thành thất bại.
Kình Đà – Thân thể
Kình (Đ): Hùng dũng – Kình (H) Tai hoạ
Đà (Đ): Biếu lành – Đà (H): U, biếu có biến chứng gây tổn thương khuôn tật ở bên trong cơ thể, khó trị. Đà (Đ) – u, biếu chữa được.
Hoả Linh – Tinh thần tai hoạ
Không Kiếp – Tinh thần bị u mê, tài sản vật chất mất mát, sức khoẻ suy yếu công danh thăng giáng.
7.Sự liên hệ giữa Mệnh Thân Phúc
Mệnh Thân Tốt, hạn có phát nhẹ, cũng có thể tăng thêm mức phát hơn
Mệnh và Tìa quá kém mà hạn phát tài thì cũng chỉ phát vừa chứ không thể phát lớn được
Mệnh và Phúc quá tốt mà hạn xấu thì chưa phải là hạn yểu vong
Tóm lại Mệnh Thân Phúc Tài Quan gia giảm hạn Tốt xấu.
8.Sự quân bình giữa hạn với mệnh
Mệnh hảo thân hảo hạn hảo: Đáo lão vinh xương
Mệnh suy thân suy hạn suy: Chung thân khất cái (số ăn mày)
Mệnh hảo bất như hạn hảo – Thân hung bất nhược hạn hung
Mệnh bình thường nhưng hạn tốt – như cỏ non gặp mưa
Mệnh xấu, vận xấu: Như cỏ non gặp xương muối – xấu lắm
Mệnh tốt không bằng thân tốt, thân tốt không bằng hạn tốt.
Mệnh tốt thì tiên vận sung sướng, thân tốt thì hậu vận toại nguyện
Mệnh thân cùng tốt mà hạn xấu thì chỉ hạn đó bị vất vả long đong
Mệnh thân cùng xấu mà hạn tốt thì sung sướng đầy đủ nhưng không toàn mỹ – cách “Khô mộc tùng xuân”
Mệnh thân cùng xấu – hạn cũng xấu – Phúc cũng xấu: Hạn xuống dốc không phanh, nhiều tai hoạ, trẻ con người già dễ tử vong.
Lưu ý: Khiđại tiểu hạn rất tốt đẹp và hợp với mệnh thân mà vẫn khốn đốn có khi còn mất mạng nữa chính vì: Mệnh thân quá xấu không đủ sức thâu nhận cái tốt quá mà thành vất vả hoặc chết yểu. Cho nên cái khó của Tử vi là Mệnh Thân và Hạn phải quân bình tương xứng không quá mức.
(Còn tiếp)
9.Sự tương quan giữa các sao ở mệnh thân với các sao ở hạn
Có khi hạn rất tốt mà chẳng ăn thua gì ví dụ: Hạn có Tử phủ vũ tướng, tả hữu, thai toạ, khôi việt, khoa quyền lộc mà vẫn lận đận, bất đắc chí chỉ vì mệnh thân có Phá quân không kiếp kình đà tức những hung sát tinh gian manh, thủ đoạn không thể hoà hợp được với các nhóm sao quí phái quân tử. Trường hợp này nếu hạn có Thất sát, Hoả linh thì dễ thành công hơn vì hai nhóm sao mệnh thân và hạn ngang hàng tương xứng.
Cũng có nhiều trường hợp không cần đến sự ngang hàng tương xứng mà cần các sao thành bộ, thành cách tức là đủ năng lực: Ví dụ mệnh có Long Phương hạn gặp Hổ Cái thành đủ bộ Tứ Linh – Mệnh có Tử phủ Vũ Tướng thì hạn cần có Tả hữu, Xương Khúc Khôi Việt Khoa Quyền Lộc để thành cách “Quân thần khánh hội” Mệnh Sát Phá Liêm Tham” hay Tham Vũ cần hạn có Không Kiếp (M) ở Tỵ Hợi hay Kình Đà (M-V) hỗ trợ mới hay chứ Khôi Việt Thai Toạ lại không hợp cách với nhóm hung tinh nên nhiều khi gặp trở ngại.
Lại có khi hạn có nhiều sao tốt đẹp mà vẫn không hanh thông, chỉ vì sao không đủ bộ nên chưa hoạt động được, ví dụ: Có Khoa Quyền thiếu Lộc, có xương thiếu khúc, có khôi thiếu Việt, Có tả thiếu hữu, Có Phượng thiếu Long… cho nên trong xã hội có người có quý mà không có phú, có người có phú mà không có hạnh phúc chỉ vì nhóm sao hay cách chưa đủ bộ ở mệnh cũng như ở đại tiểu hạn.
Những trường hợp thiếu này ta có thể tìm sao thay thế như Lộc tồn thay Hoá Lộc, Thanh Long thay Long trì, Thiên Không thay Địa không, Kiếp Sát thay địa kiếp.
Tóm lại: Việc giải đoán hạn cần nhận định sự tương ứng để xét đoán tốt, xấu chứ không căn cứ vào đặc tính tốt xấu của sao. Trở lại ví dụ trên hạn có Tử phủ Vũ Tướng nếu mất Khoa quyền Lộc và bị gò bó bởi hai sao Tuần Triệt thì cát tinh tả Hữu Thai Toạ Khôi Việt không đàn áp nổi nhóm hung tinh ở mệnh thân nên đành để chúng hoành hành.
Tử vi tối kỵ tuần triệt nên cách Tử Phủ Vũ Tướng bị Tuần Triệt là xấu nhưng cũng có khi lại tốt, ví dụ: Một người ốm liệt giường chỉ chờ chết nếu đại hạn của người này có Tuần Triệt mà chỉ hơi xấu thì chưa chết được mà phải chờ đến khi hạn cso Quan, Phúc Khôi Việt Tả Hữu Khoa QUyền Lộc Đào Hồng Song Hỷ mới được giải thoát, nhưng nếu bệnh mới đau ít ngày mà gập đại tiểu hạn thật xấu thì có thể hết số.
Mệnh Thân có Tử Phủ Vũ Tướng cách tối kỵ hạn gặp Không Kiếp
Mệnh Thân có Sát Phá Liêm Tham cách tối kỵ hạn gặp Tuần Triệt
Mệnh Thân có Cơ Nguyệt Đồng lương cách tối kỵ hạn gặp Hoả Linh
Mệnh Thân có Nhật Nguyệt cách tối kỵ hạn gặp Kình Đà
Mệnh có Hoả Linh gặp hạn có Việt Hình dễ gặp tai nạn điện lửa sấm sét nguy hiểm hay không còn tuỳ thuộc ở các chính tinh và sao cứu giải.
Mệnh có Mã Tang Hổ gặp hạn ở cung Ách có khốc hư Không Kiếp Hoả Linh dễ bị ho lao hay hen suyễn
Các hung tinh bại tinh phải cân nhắc (M-V-Đ-H) mới phaâ định được tốt xấu.
Hạn gặp Hinh, Hoa, Bại tinh nhiều hơn cát tinh nếu không có Tuần Triệt:
Mệnh VCD – Giảm thọ
Quan VCD – Công danh bất hiển
Tài VCD – Nghèo túng
Phúc VCD – Phúc giảm, kém
Thời gian ứng nghiệm
Mệnh Dương nam Âm nữ hạn gặp nam đẩu tinh – ứng nửa đầu đại hạn hay nửa đầu tiểu hạn.
Mệnh Dương Nữ, Âm nam hạn gặp bắc đẩu tinh – ứng nửa đầu đại hạn hay nửa đầu tiểu hạn.
Mệnh Dương Nam – Âm nữ hạn gặp Bắc đẩu tinh – ứng nửa cuối đại hạn hay nửa cuối tiểu hạn
Mệnh Dương nũ Âm nam gặp hạn Nam đẩu tinh – ứng nửa cuối đại hạn hay nửa cuối tiểu hạn.
Mệnh thân có sẵn hung tinh cư chiếu, hạn gặp thêm hung sát tinh và các sao lưu xấu hội tụ thêm vào hạn thì cần đề phòng những tai ách sắp xẩy ra.
10.Những cung lâm hạn kỵ với chi tuổi:
Tuổi Tí – Hạn xấu ở cung dần thân – nhiều tai ách nặng nề
Tuổi Sửu – Hạn xấu ở cung Sửu Ngọ và cung có Thất Sát – Nhiều nguy hiểm nặng
Tuổi Dần – Mão – Hạn xấu ở cung Tỵ Hợi
Tuổi Thìn – Hạn xấu ở La Võng và cung an thân – tai ách, bệnh tật, nguy hiểm.
Tuổi Tỵ – Hạn xấu ở cung Tỵ và cung an thân – Tai cách, bệnh tật nguy hiểm.
Tuổi Mùi – Hạn xấu ở cung dậu, hợi và cung có Kình Đà
Tuổi Thân – Hnạ xấu ở Ngọ và các cung có Linh Hoả
Tuổi Dậu – hạn xấu ở các cung cso Kình Đà
Tuổi Tuất – xấu ở các cung La Võng, Cung Tỵ, Cung Tỵ, Cung An Thân và cung có Kình Đà, Thiên Không, Địa Không – Hạn rất nặng
Tuổi Hợi – hạn xấu ở cung Tỵ – Cung có Kình Đà, Thiên Không, Địa Không – hạn rất nặng.

Tiểu Hạn

Tiểu Hạn
Đại hạn cũng như tiểu hạn đều phải xem
Xem cung chính, xung chiếu, 2 cung tam hợp, nhị hợp
Tiểu hạn là giai đoạn 1 năm của đại hạn nên phải căn cứ vào gốc đại hạn chứ không phải năm Tí nào cũng giống nhau. Gốc đại hạn hướng về công danh thì tiểu hạn cũng hướng về công danh. Gốc đại hạn hướng về tài lộc thì tiểu hạn cũng hướng về tài lộc.
Như vậy tiểu hạn phụ thuộc vào đại hạn và cũng phụ thuộc vào mệnh thân phúc nên một trong những cách đoán tiểu hạn là nhập các sao của tiểu hạn vào đại hạn.
Tiểu hạn ở cung nào ảnh hưởng ngay vào cung đó nhiều
Tiểu hạn vào năm tuổi, tốt thì tốt hơn các năm khác, xấu thì xấu hơn các năm khác nhất là đại tiểu hạn trùng phùng. Thông thường năm tuổi là năm có sự bất mãn.
Xem tiểu hạn cũng phải lưu ý đến CAN CHI của năm hạn so với tuổi có vào năm Thiên khắc địa xung hay xung kỵ hợp phá.
Thông thương phải xem kỹ các sao lưu mỗi năm, các sao này cũng có thời gian hợp với ngũ hành mới hoạt động chứ không hoạt động suốt năm sao thuộc Mộc hợp tháng 1-2; sao thuộc hoả hợp tháng 4-5, sao thuộc kim tháng 7-8, sao thuộc thuỷ hợp tháng 10-11, sao thuộc thổ hợp tháng 3-6-9-12. Cũng cần nhớ so sánh ngũ hành của sao với cung để tìm hiểu cường độ hoạt động của sao. Ví dụ: Ở cung Tí các sao thuỷ và mộc được khởi sắc, các sao kim bị suy nhược, các sao Thổ bị suy nhược, các sao hoả kém hiệu lực.
Cách suy đoán tiểu hạn một năm – Nguyên Lý giải đoán
1.Xem sinh khắc giữa cung mệnh nhập hạn và chính tinh nhập hạn
2.Xem sinh khắc giữa cung nhập hạn và bản mệnh, xem có được địa lợi không? Mệnh khắc cung hạn cũng xấu, cung hạn khắc mệnh thì xấu nhất.
3.Xem sinh khắc giữa chính tinh nhập hạn và mệnh: Chính tinh nhập hạn cùng hành hay sinh hành bản mệnh thì tốt. Mệnh sinh chính tinh nhập hạn thì bình thường, Chính tinh nhập hạn khắc mệnh là xấu nhất. Mệnh khắc chính tinh nhập hạn thì chính tinh nhập hạn không ảnh hưởng gì.
Ví dụ: Mệnh Hoả gặp tiểu hạn có Vũ Khúc (Kim) thì chẳng thể phát tài trường hợp này cũng phải xem các trung tinh, bàng tinh, cùng hành hay sinh mệnh để có những giải đoán tốt.
4.Xem chiín tinh nhập hạn có (M, V, Đ). Nếu (H) thì cần có Tuần Triệt án ngữ, chính tinh phải cùng nhóm với chính tinh thủ mệnh.
Có 3 nhóm:
Nhóm Tử Phủ gồm Tử Phủ, Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật
Nhóm Vũ Tướng
Nhóm Sát Phá Liêm Tham và Sát bại tinh
Mệnh và cung tiểu hạn gặp sao sáng sủa cùng một nhóm thì hạn tốt đẹp.
Mệnh có sao sáng sủa nhóm Tử Phủ – Hnạ gặp sao sáng sủa nhóm Sát Phá Tham thì cũng khá tốt nhưng trong cái may lại có cái rủi bất kỳ, ngoại trừ tuổi Kỷ thì không sao.
Mệnh có sao sáng sủa nhóm Sát Phá Liêm Tham hạn gặp sao sáng sủa nhóm Tử Phủ cũng khá tốt nhưng nếu nhóm Tử Phủ mờ xấu làm gì cũng thất bại là chuyện bình thường.
Mệnh có Vũ Tướng tốt đẹp hạn gặp sao sáng sủa của nhóm Tử Phủ hay Sát Phá Tham thì rất đẹp và nếu nhóm Tử Phủ hay Sát Phá Tham có mờ ám xấu cũng không đáng ngại.
Mệnh có nhóm Tử Phủ hay Sát Phá Tham sáng đẹp gặp nhóm Vũ Tướng sáng sủa thì rất tốt đẹp. Còn nếu Vũ Tướng Mờ ám cũng không lo ngại
Hnạ gặp nhóm Sát Phá Tham hãm (H) xấu nhưng nếu có sát bại tinh đắc cách thì cũng tốt vì sát bại tinh phù trợ cho nhóm sát phá tham.
Mệnh Vô chính diệu (VCD) gặp sao sáng đẹp của Sát Phá Tham thị hạn tốt hơn gặp nhóm Tử Phủ.
Mệnh Vô Chính Diệu hạn gặp Vô Chính Diệu thì rất xấu trừ khi có Tuần Triệt án ngữ ở mệnh hay hạn thì lại tốt đẹp.
Nói chung: Chính tinh nhập hạn (M-V) thì may mắn, tài lộc vượng. Chính tinh nhập hạn hãm (H) thì nhiều rủi ro, tài lộc suy yếu.
Nam đẩu tinh hợp dương nam âm nữ, bắc đẩu tinh hợp Âm nam, dương nữ.
5.Xem chính chinh, xem các trung tinh hội tụ tại hạn, nếu đa số tốt đẹp thì là hạn tốt – đa số hãm xấu thì là hạn xấu.
6.Chính tinh và trung tinh, bàng tinh cũng cần được so sánh ngũ hành với hội cục của tiểu hạn. Ví dụ tiểu hạn năm Tỵ Dậu Sửu thuộc hội cục Kim thì Kim khắc Mộc, tiểu hạn năm Thân Tí thìn hội cục Tuỷ thì thuỷ khắc hoả etc.
Những sao bị khắc thì hoá tức là phát động, vùng lên làm cho năm đó (tiểu hạn đó) bị chi phối bởi sự vùng lên của các sao đó rất mạnh. Và những sao bị khắc phải đoán theo tính chất Hoá của nó. Ví dụ Liêm trinh hoá là Tù tinh tức là bị bó buộc không phát được chứ không đoán là liêm khiết. Tham Lang hoá thành đào hoa tinh.
7.Tiểu hạn dù tốt đến đâu mà gặp hạn xung (năm xung) cũng thường xẩy ra những sự chẳng lành như: Thị Phi, Khẩu Thiệt, đau yếu. Nếu lại thêm hung tinh không hợp tuổi thì lại càng nguy hiểm vì có thể xẩy ra hình thương, tang tóc. Tuy vậy nếu có nhiều sao cứu giải thì tai ương được giảm thiểu hoặc có thể tai qua nạn khỏi.
8.Can của năm tiểu hạn có ảnh hưởng đến các Bộ chính tinh như sau:
Năm Giáp kỷ – hạn Tử phủ Vũ Tướng – Tài lộc bột phát
Năm Ất Bính Đinh Nhâm – Hnạ có Cơ Nguyệt Đồng Lương – Nhiều tiến triển tốt
Năm Mậu Quý – Hạn Sát Phá Lieê Tham – Tốt
Năm Canh Tân – Hạn Cự Nhật – Tốt
Năm Đinh Canh- Hạn Nhật Nguyệt – Tốt
Năm Ất Nhâm – Hnạ Cơ Lương – Tốt
Năm Ất Tân – Hnạ Cơ Cự – Tốt
9.Xem hung cát gốc đại hạn 10 năm
Đại hạn là gốc, tiểu hạn dù tốt hay xấu cũng chỉ tăng giảm 10-15%. Đại hạn tốt mà lưu hạn xấu thì tiểu hạn đợưc giảm xấu, không đáng lo ngại. Đại hạn xấu mà tiểu hạn tốt thì tiểu hạn bị giảm tốt chứ không nên mừng nhiều. Như vậy phải cộng những sao tốt và xấu cảu đại hạn gốc vào tiểu hạn. Thấy nhiều tốt là tốt, nhiều xấu là xấu. Nghĩa là có sự bù trừ tốt xấu giữa đại hạn và tiểu hạn.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho xem nhật, nguyệt, thời hạn.
Nếu đại hạn có cát tinh (M, V, Đ) và không bị lục đại sát tinh thì chủ 10 năm được yên tĩnh, an
lành, công danh, tiền bạc mỹ mãn. Nếu đại hạn có sẵn hung sát tinh thì lúc thành lúc bại bất nhất. Nếu đại hạn có những sao chiếu bị lạc hãm như Kình Đà cố định, Kình Đà Lưu, Không Kiếp – Hoả Linh và thêm ác sat tinh hội chiếu tiểu hạn bị hung sát tinh là bị bệnh tật, quan tụng, tai nạn, nặng hơn là tang tóc, tử vong.
Đại hạn có nhiều cát tinh thì không gặp tai ách, nếu ít sao tốt mà lại nhiều sát tinh thì càng nhiều tai ách hại người, hại của.
Đại hạn ở các cung Mão, Dậu – Thìn Tuất Sửu Mùi gặp các ác tinh như Liêm Trinh, Lục sát tinh, Hình Kỵ Thương Sứ chủ về đam mê tửu sắc, phân ly, tán tài, làm ăn thất bại nhưng nếu gặp Tả Hữu Xương Khúc thì công danh thăng tiến, buôn bán làm ăn phát đạt, thêm người thêm của. Nữ mệnh gặp hạn này có hỷ tín.
Đại Tiểu hạn rất sợ gặp Thái Tuế gặp Thương Sứ hay giáp không kiếp – lại cũng sợ đến cung Kình Đà xung chiếu e gặp tai biến nặng nề. Lại cũng sợ Kình Đà không Kiếp thương sứ đều giáp. Các trường hợp này nếu có tuần triệt thì giải cứu được đến 90%. Nếu không có tuần triệt thì cần có thọ tinh ở mệnh như Tử vi Thiên Lương Thiên Đồng Tham Lang có thể cứu giải được. Đại Tiểu hạn rất sợ gặp Thái Tuế gặp Thương Sứ hay giáp không kiếp – lại cũng sợ đến cung Kình Đà xung chiếu e gặp tai biến nặng nề. Lại cũng sợ Kình Đà không Kiếp thương sứ đều giáp. Các trường hợp này nếu có tuần triệt thì giải cứu được đến 90%. Nếu không có tuần triệt thì cần có thọ tinh ở mệnh như Tử vi Thiên Lương Thiên Đồng Tham Lang có thể cứu giải được.
Đại hạn ở các cung Tí Ngọ Dần Thân Tỵ Hợi gặp Tử Vi Thiên Phủ Thiên Đồng Nhật Nguyệt, Xương Khúc Lộc Tồn – Hoá Lộc, cát tinh chủ về tài lộc hưng vượng.
Đại hạn có Thái tuế gặp Thiên Không, Địa Kiếp hay Kình Đà hay đại hạn tại cung Sửu có thương sứ giáp hai bên mà mệnh có Kình Đà rất đáng ngại.
Tiểu hạn gặp nhiều ác sát tinh hoặc có nhật hay nguyệt gặp 1, 2 hung tinh hay bị lục sát gia thêm Hoá Kỵ thì công chức gặp nhiều lủng củng trong công việc. Thường dân thì gặp lôi thôi lui tới công môn, người có bệnh thì trở nên nguy kịch, đàn bà có thai e bị sẩy thai. Nếu ác sát tinh lại lạc hãm thì tai ách đến nhanh như Vũ Bão – Nếu cả đại tiểu hạn đều không có sao cứu giả – Mệnh Thân cũng không có cứu tinh thì mạng như ngọn đèn trước gió.
Thái Tuế gặp Tướng quân – Trực Phù – Thương Sứ – Lục sát tinh – Hình Kỵ chủ hao tán tiền của, bệnh hoạ, làm ăn thất bại, sinh ly tử biệt là triệu chứng hung hại và lo buồn.
Ngoài ra cần nhớ 1 ví dụ sau: Đại hạn có địa không vẫn làm ăn tấn tới, phải chờ đến tiểu hạn có địa kiếp thì năm ấy mới bị lường gạt, trộm cắp, tai hoạ do không kiếp gây ra.
10. Xem lưu đại hạn
Lưu đại hạn giúp khắc chế đại hạn và cho biết ảnh hưởng của vận hạn trong năm đó thế nào. Vậy phải nhập cả cung lưu đại hạn với tiểu hạn mà đoán. Xem Lưu đại hạn cũng xem cung chính và 3 cung xung hợp chiếu.
Lưu đại hạn tác động như sau:
Thuỷ: Nuôi dưỡng Nhu Thuận Kín Đáo
Mộc: Vươn lên, thích học hỏi, cầu tiến, trẻ trung
Kim: Cứng Rắn, Thủ Cựu, Cô đơn, Biển Lận, Sắp suy tàn
Thổ: Khoan hoà đức độ
Hoả: Phát nhanh
Tóm lại: Tiểu hạn cho biết những biến cố trong năm phải tuỳ thuộc vào gốc đại hạn, Lưu đại hạn và các cung mệnh thân quan tài phúc.
Ví dụ: Tiểu hạn thật tốt về công danh nhưng quan lộc không tốt về công danh đại hạn cũng không phải về công danh thì công danh trong năm tiểu hạn cũng khó khăn hay chỉ có công danh nhỏ. Tóm lại: Tiểu hạn xấu nhưng đại hạn tốt, lưu đại hạn cũng tốt thì không có gì phải lo ngại.
11.Sao Lưu và ảnh hưởng:
Ngoài ảnh hưởng của gốc đại hạn, Lưu đại hạn, Tiểu hạn còn chịu ảnh hưởng của những sao lưu động không có ghi trong lá số và vị trí thay đổi mỗi năm của nó.
Các sao lưu gồm có: Các sao vòng Tràng Sinh , Vòng Lộc Tồn và Vòng Thái Tuế. Các sao này có đặc tính đem lại sự may mắn hay gây tai hoạ cuộc đời trong năm bình an hay sáo động do nhóm phi tinh này quyết định ngoài việc đem lại cho đương số sự tốt xấu các sao lưu động cũng thường gây biến cố liên quan đến phạm vi cung nó an trong năm.
Ví dụ: Lưu Kình ở Quan lộc thì có thể mất chức, hỏng công việc. Tai nạn về công vụ, về công việc làm ăn. Nhưng nên nhớ các phi tinh chỉ tính cho tiểu hạn mà thôi. (Các sao lưu đóng trong tiểu hạn)

Vòng Tràng Sinh – Lộc tồn – Thái tuế -

Vòng Tràng Sinh – Lộc tồn – Thái tuế -

Vòng Tràng sinh tượng trưng 12 thời chuyển biến của đời người. Theo ý nghĩa luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác con người do bào thai đúc kết được nuôi dưỡng sinh ra khôn lớn tranh đua với đời đến lúc cực thịnh rồi cũng phải suy tàn bệnh tật, chết đi còn lại nấm mộ rồi cũng tan biến hết.
Vòng tràng sinh biến chuyển từ dưỡng đến vượng theo hướng đi lên, từ Suy đến Thai theo hướng đi xuống, cần tỉnh táo trong mọi hành động cương nhu cho hợp với tính con người.
Trong 12 thời – Thai dưỡng là lúc ẩn dật chờ xuất thế.
Tràng sinh là lúc nhập thế – Mộc dục còn thơ ấu – Quan đới là lúc học hành, thi cử dự bị đón thời, Lâm quan là lúc đấu tranh lập nghiệp, Dế vượng là lúc thịnh thời, Suy bệnh là lúc nhược thời – Tử là tàn thời, Mộ là dư khí thời Mộ khố, là nơi tàng khí nên có dư ít nhiều, Tuyệt là hết thời.
Như vậy trong 12 chỉ có 5 thời là hành khí có sức ảnh hưởng đáng kể là: Sinh – Mộc dục – Lâm Quan – Đế vượng – Mộ.
Vòng tràng sinh chỉ cho biết những nơi tốt xấu thịnh suy của hành mà cục mang cho. Sách cổ viết:
Mệnh hay cục Mộc -> Hạn đến cung Ngọ -> Bị tai ương hoạ hại mặc dầu hạn được tươi sáng
Mệnh hay cục Hoả -> Hạn đến cung dậu -> Bị tai hoạ lớn – khó tránh nguy khốn
Mệnh hay cục Kim -> Hạn đến cung tí -> hạn bị suy bại -. Sức khoẻ kém có thương tích.
Mệnh hay cục Thuỷ -> Hạn đến cung Sửu dần -> Mọi sự bế tắc đình trệ.
Mệnh hay cục Thổ -> Hạn đến cung Mão Thìn Tị -> hạn suy nhược – đau ốm – nhiều bênh tật đáng sợ.
Các chính tinh gặp Cục và các sao của vòng tràng sinh cần được so sánh ngũ hành để biết sự tăng cường hay giảm lực của sao đó với đương số.
Ví dụ: Thuỷ Cục thì Thiên Tương – Phá Quân – Thái Âm – Thiên Đồng – Cự Môn được tăng cường – Nếu các chính tinh này gặp Tràng Sinh – Mộc Dục – Suy thì càng thêm sức mạnh.
Với Cục Mộc thì Liêm Trinh được tăng cương nếu lại gặp Bệnh hay Tử thì càng mạnh và hợp nhau.
Vòng tràng sinh còn có ý nghĩa với các cung Mệnh Thân Đại Hạn, Vì Mệnh Thân Đại hạn liên quan đến Cục.
Hành của Cục So với cung an thân cho biết sự thành công hay thất bại của đương số. Ví dụ: Cung thân an tại Ngọ mà Thuỷ cục thì khó thành công nếu thiếu nhiều trung cát tinh miếu vượng – Vì thuỷ cục khắc hoả cung an Thân – Xem đại hạn cũng vậy! Đại hạn ở Mão mà Kim cục thì du có nhiều sao Miếu vượng, hạn cũng gặp nhiều trắc trở khó khăn.
Luận Tràng sinh Cục và Mệnh – Đại Hạn Phải tuân theo tam hợp và đạt hay không là do chính tinh miếu vượng đắc hãm.
Nếu Vô chính diệu thì xét trung tinh hay hung tinh đắc địa.
Tràng Sinh – Đế Vương – Mộ: đặt công việc lên trên tình cảm
Mệnh Tràng Sinh: Cởi mở hồn nhiên – thích làm việc thiện
Mệnh Tràng Sinh: Cởi mở hồn nhiên – thích làm việc thiện
Mệnh Đế vượng: Thể hiện hết sức về cuộc sống năng động và hoàn bị
Mệnh có Mộ: Thể hiện cuộc sống phấn đấu từng lãnh vực nhưng có lĩnh vực ứng xử không thích hợp.
Mộc Dục – Suy – Tuyệt: Công việc bấp bênh, chưa vững chắc, thường có sự thay đổi, làm cho đương số lạc hướng, hay mất hướng đi.
Mệnh có Mộc Dục: Khoe khoang, chưng diện cho mình về vật chất
Mệnh có Suy: Mưu lược tính toán, có tư tưởng cao đẹp xây dựng xã hội
Mệnh có Tuyệt: Bon chen, giành giật, ghen ghét, uy quyền
Quan Đới – Bệnh – Thai: Sử dụng tình cảm trong hành động, tuy giận hờn, dễ bị u mê, vướng mắc, tình cảm không đạt được mong muốn.
Mệnh có quan đới: Thường ràng buộc việc này với việc khác, biết làm ăn tính toán việc nhỏ – Việc lớn phải có Lộc tồn hay Thanh Long mới đạt được – Cuộc sống thiên về tình cảm.
Mệnh có Bệnh: Không thích hoạt động – Không thích đông người nếu có cô quả thích làm việc nơi vắng vẻ – Mỗi người mỗi việc, bảo thủ, hay giận hờn.
Mệnh có Thai: Sống theo kiểu bè phái – vây cánh nên phải đi theo quỹ đạo có Triệt thì khó khăn, có tuần thì máy móc – muốn dứt mà không được.
Lâm quan – Tử – Dưỡng: Tình cảm và lý trí rõ ràng – giận thương không cần biết. Tự lo, tự làm, tự tin. Cuộc sống ổn định vững chắc nhưng cứng nhắc.
Mệnh có Lâm quan: Tự lo – Tự chuẩn bị trước những công việc của mình
Mệnh có tử: Tự tìm hiểu, tự biết, tự lo về tinh thần
Mệnh có Dưỡng: Tự lực – Tự lo cho bản thân mình về cuộc sống
Sinh Vượng Mộ mà Chính tinh hãm -> Bối cảnh thuận lợi dễ dàng nhưng bất chính
Dục Suy Tuyệt mà chính tinh hãm -> Thường làm việc nguy hiểm như buôn lậu
Đới Bệnh Thai mà chính tinh hãm -> Thường mua chuộc lợi dụng tình cảm để làm ăn phi nghĩa.
Lâm Tử Dưỡng mà chính tinh hãm -> Công việc tuy khuôn thược nhưng cũng có bất chính
Mệnh Sinh Vượng Mộ: Chết ởt đại hạn Dục Suy Tuyệt
Mệnh Dục Sinh Tuyệt: Chết ở đại hạn Đới Bệnh Thai
Mệnh Đới Bệnh Thai chết ở đại hạn Dục Suy Tuyệt
Mệnh Lâm Tử Dưỡng gặp gian nan ở đại hạn Dục Suy Tuyệt nhưng chết ở đại hạn Đới Bệnh Thai.
*Các cách trên nếu đại hạn có chính tinh sinh mệnh thì cứu được.
Vòng Lộc Tồn
Vòng Lộc tồn tượng trưng cho kết quả công việc làm ăn – Tức là cái kho vật chất, tiền bạc, của cải tạo hoá dành cho đương số, có lúc thịnh đạt như Lộc Tồn – Thanh long – Tướng quân, có lúc vui vẻ vì phát đạt như có hỷ thần, có lúc mệt nhoài, lo âu, sinh đau yếu như có bệnh phù, có lúc hao tán như có song hao.
Ghi nhớ: Bệnh của vòng Tràng Sinh chủ về sức khoẻ đau yếu còn bệnh phù của vòng lộc tồn chủ về sự làm ăn không khá – mệt mỏi lo nghĩ mà thôi.
Xem ý nghĩa các sao của vòng lộc tồn cần xem cung sao đó an có hành nào đang vượng – đang có đủ khí để phản ứng với thế thịnh suy của hành mà thiên can ta mang. Nhớ là trừ 4 cung Tí Ngọ Mão Dậu chỉ có 1 hành còn các cung khác đều có hai hành của vụ:
Ví dụ cung Dần vừa là Mộc – Vừa là Hoả- ví dụ: tuổi giáp Dương Mộc có Bác Sỹ (thủy) ở dần là tốt – Thông minh – văn học
Lực sỹ ở Mão là Mộc vượng
Thanh Long ở Thìn (Thanh Long (thuỷ) ở Thìn Thổ nên Giáp mộc khắc nên ta hoá cát – thìn lại là thuỷ giáp mộc nên Thanh Long hoá cát phát tài v.v.
Kình Đà thuộc Kim Giáp Lộc Tồn (Thổ) mang ý nghãi bảo vệ hoặc phá tán tuỳ theo vị trí đắc,
miếu, hãm của nó.
Thiên Khôi, Thiên Việt thuộc hoả là vui buồn thuộc về tâm (tâm thuộc hoả) đây là yếu tố thúc đẩy cho ta tiến hành công việc được trôi chảy, như tâm ta vui ta có nhiệt tâm, làm gì cũng thành, Khôi việt còn là thiên ất quí nhân chỉ dẫn cho ta gánh vác những vai trò then chốt trong gia đình và ngoài xã hội.
Thiên quan, Thiên Phúc là bộ sao giúp trong những hoàn cảnh cần được cứu vớt.
Vòng Thái Tuế
Vòng thái tuế tượng trưng cho sự hanh thông may mắn hay xui sẻo trong công việc làm ăn qua những hành động cử chỉ tác phong phẩm hạnh của đương số trong việc giao tiếp với xã hội.
Vòng Thái tuế có 12 sao nhưng có thêm 20 sao cùng chi tuổi phụ vào diễn tả trạng thái tâm hồn cũng như thể xác: Thiên Không – Thiếu dương là lúc phấn chấn, Tang Môn là lúc buồn rầu, Tử phù là lúc chống chọi với tử thần, điếu khách là lúc chán nản với đời sinh ra chơi bời cờ bạc…
Sao nào của vòng thái tuế an mệnh thì sao đó là thần sát thủ mệnh – là sao hoạ phúc mang điềm lành hay dở may mắn hay xui xẻo đối với mệnh. Với 12 địa chi thì mỗi địa chi đều có hành khí hội cục cùng với âm dương.
Thân Tí Thìn: Thuỷ cục, Dần Ngọ Tuất: Hoả cục, Tỵ Dậu Sửu: Kim cục, Hợi Mão Mùi: Mộc cục. Những hội cục này so với hội cục tuổi về ngũ hành sinh khắc mà tính tốt xấu – Khi mệnh thân an ở hội cục nào hay khi gặp đại tiểu hạn.
Ví dụ: Tuổi Thân Tí Thìn được mệnh an tại Thân Tí Thìn là hợp an ở Tỵ dậu sửu là được sinh nhập độ số tốt.
Tuổi: Dần Ngọ Tuất an tại Tỵ Dậu Sửu là khắc xuất – cuộc đồi phải nỗ lực phấn đấu mới vượt qua được mọi chật vật.
Tuổi: Tỵ Dậu Sửu mà mệnh thân an ở Thân Tý Thìn là sinh xuất thì cuộc đời lao đao, cố gắng làm kết cuộc người khác hưởng.
Tuổi Hợi mão Mùi mà mệnh thân an ở Tỵ Dậu Sửu là khắc nhập, thì cuộc đời thất bại nhiều hơn thắng lợi, tranh đua lắm chỉ thua thiệt mà thôi.
Theo phái Thiên Lương thì những người mệnh an ở:
Thái tuế, quan phù Bạch hổ: Là hạng người đáng kính trọng nhưng chưa hẳn đã đắc ý. Nếu Thân cũng ở tam hợp này thì lúc thiếu thời vất vả, nhưng trung thành với lý tưởng mình đã vạch ra chứ không sống theo kiểu sống vô nghĩa. Nhưng Mệnh Thaâ đồng cung bị Tả hữu Không Kiếp ngăn trở thì đa tài mà bất hữu dụng.
Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là hạng người thường gặp điều không hài lòng nếu quật khởi trái với lương tâm thì cũng không thành công như ý mà cứ nếu ngồi phân trần than thân trách phận thì cũng không có kết quả tốt đẹp cho mình, cần có nghị lực và quả cảm để không thua kém ai.
Thiếu dương Thiên Không Tử phù Nguyệt Đức Thiên Đức Phúc Đức -> là hạng người sáng suốt tinh khôn – Nhưng cần phải có ngoan – cần biết lẻ phải quấy đừng hai cho ai vì không qua mặt được lý công bằng của tạo hoá. Không phải chỉ co mình là nhất. Nên theo tứ đức để an hưởng tuổi già.
Thiếu âm Long đức Trực Phù -> Là hạng người chân thật, tưởng ai cũng như mình không phải cứ chịu thiệt thôi mãi mãi, mà cũng có lúc khá giả nhưng cần biết tự an ủi để đời sống được an vui, chịu khó một chút để cuộc sống phong phú (đọc thêm phái Thiên lương)
Mệnh Thái Tuế Quan Phù Bạch Hổ Thân Tuế Phá Điếu Khaác Tang Môn là hạng người vẫn lầm đầy đủ bổn phận trong cuộc sống nhưng hậu vận vẫn cso điều gì cản trở không thi thố được hết tài năng theo ước nguyện.
Thân Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Nếu có đạt được trong ý muốn thì cũng vì một lý do gì buộc lòng phải theo mà không dám thổ lộ và cũng đành chấp nhận một sự bạc đãi (nếu có) chứ không dám đổ trách nhiệm cho người khác.
Thái Tuê Quan Phù bạch Hổ là chính danh: Làm tròn bổn phận nếu gặp chính tinh hãm thì thiếu tình came hành động ác.
Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là chính nghĩa – Làm việc đặt mục đích riêng cho mình thừa thãi mới đến lợi ích chung – nặng về mưu tính, gặp chính tinh hãm thì hành động trái với lẽ thường, khó đặt niềm tin ở hạng người này.
Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức: Là chánh đạo nêu cao đạo lý, thực tâm hay giả dối, Nếu gặp chính tinh hãm thì hành động dã tâm – thừa hành nhiều hơn là chỉ huy.
Thiếu âm Long đức Trực Phù: Là chính đạo chân thành, khờ khạo dễ bị lôi cuốn, gặp chính tinh hãm thì mê tín dị đoan.
Về âm dương khi xem tiểu hạn thì những năm khác loại mang lại điềm lành cho ta như luật âm dương đã định.
Dương đắc âm vi tài (giầu có)
Âm đắc dương vi quan (danh dự)
Các năm đồng loại dương gặp dương – âm gặp âm thường bất lợi vì làm mất quân bình sẵn có (nếu có) khiến phải phản ứng khó nhọc.
Thái Tuế: Thị phi, Khẩu Thiệt, Bực mình
Quan phù: Thù oán, kiện cáo
Bạch hổ: Hại mình
Tuế Phá: Thất bại
Điếu Khách: Bi ai
Tang môn: Tang tóc
Thiếu dương: Điều may, Phấn chấn nhưng đừng tham vọng quá
Tử phù: Êm đềm nhưng phải thận trọng
Phúc đức: Phúc lành
Thiếu âm: Êm đẹp
Long đức: Phúc lành
Trực Phù: Vui tươi

TUẦN và TRIỆT

TUẦN và TRIỆT
Tu ần Tri ệt 1

Một vấn nạn lớn trong khoa tử vi, gây nhiều khó khăn trong giải đoán chẳng những đối với người hữu duyên đến với khoa tử vi lần đầu mà còn đối với những người từng mang nghiệp chướng giải đoán tử vi vào mình. Đó là những vấn đề xung quanh hai sao Tuần, Triệt. Thật vậy hai sao này có nhiều tranh cải và mâu thuẩn từ ý nghĩa bản thân của chúng thậm chí cho đến phạm vi tác dụng của hai sao này, Và vấn đề này hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ tranh cải tùy theo mỗi tác giả có mỗi ý kiến riêng, và có lối tiếp thu riêng của mình để áp dụng trong giải đoán. Vì thế trong khuôn khổ hạn hẹp của bài báo, người viết cũng tự hạn chế bài viết trong phạm vi những mâu thuẩn nội tại và ngoại lai của hai sao Tuần Triệt để bạn đọc thấy rõ hết các vấn đề, và lời đáp tùy theo sự tiếp nhận thích nghi của ban đọc, chứ người viết không có tham vọng đưa ra một lời đáp chung cuộc để áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp.
1)- Ngũ Hành: Trên lý thuyết mỗi sao trong lá số tử vi đều mang một hành cơ bản, thế nhưng đối với hành của hai sao Tuần Triệt hiện nay còn nhiều tranh cải, có tác giả cho Tuần Triệt thuộc hành Hỏa (Hỏa Không), hành Thủy, thậm chí có người cho là hành Kim (Kim Không), hoặc không có hành nhất định nào cả mà là mang hành của cung tọa thủ, như vậy là có hai hành cung một lúc tùy theo vị trí.
2)- Mức độ ảnh hưởng: Thông thường theo lý thuyết tử vi một phụ tinh tùy theo vị trí đắc địa hay hãm địa ở cung tọa thủ để gây ảnh hưởng đến đương số, như vậy mức độ tốt xấu dựa trên cơ bản ngũ hành của sao đó đối với cung tọa thủ. Riêng trường hợp Tuần Triệt lại khác hẳn, chỉ là những phụ tinh mà lại có tác dụng gặp chính tinh xấu thì biến thành tốt, và trái lại biến sao tốt thành xấu, bất kể chính tinh đó nằm ở cung nào. Như vậy ở đây có nhiều nghịch lý : – Tuần Triệt chỉ là những phụ tinh (sao nhỏ) mà lại có tác dụng ảnh hưởng đổi thay độ tốt xấu của chính tinh (sao lớn), kể cả hai sao Tử Vi Thiên Phủ là hai đế tinh trong khoa tử vi.
Sự ảnh hưởng tốt xấu của hai sao Tuần Triệt lại không dựa trên căn bản ngũ hành của hai sao này, và cũng không dựa trên vị trí trú đóng của cả hai sao. Đây cũng chính là nghi vấn lớn nhiều tranh cải. – Tất cả các sao trong khoa tử vi đều có vị trí đắc địa hay hãm địa, thế nhưng hai sao Tuần Triệt lại không có vị trí đắc hay hãm địa theo cung tọa thủ. Kể cả trường hợp “Tuần cư mộc vị hay Triệt đáo kim cung” cũng không được lý giải theo mức độ đắc hay hãm địa của chúng.
Từ những nghịch lý trên đi vào áp dụng thực tiển của hai sao này cũng gây nhiều tranh cải như sau :
- Trường hợp cung vô chính diệu: là cung không có chính tinh tọa thủ, do đó cần có sự hiện của sao Không mới tốt. Có tác giả cho rằng cung vô chính diệu phải có Tuần hay Triệt trú đóng, và với một số điều kiện nào đó như là là người hỏa mệnh chẳng hạn, mới gọi là Đắc Không, nếu thiếu yếu tố Tuần Triệt tọa thủ chỉ được coi là Kiến Không hay Ngộ Không như vậy vô hình trung đã tạo thêm những đắc tính ưu việt của sao Tuần Triệt để hóa giải cung vô chính diệu, mà lại nằm trong giới hạn cá biệt của người hỏa mệnh mà thôi.
Điều này cũng gây ra sự nghịch lý là có sự phân biệt đối xử trong giải đoán tử vi của người hỏa mệnh và các người mộc mệnh hay thủy mệnh…Ngoài ra còn phân biệt đối xử với sao Thiên không và Địa Không trong trường hợp tọa thủ tại cung vô chính diệu cũng không được tính là ĐẮC KHÔNG.
Trường hợp có chính diệu ở trên cũng là một nghịch lý chưa giải tỏa được vì rằng hai sao Tuần Triệt không có vị trí đắc hay hãm địa, và lại có tác dụng biến đổi chính tinh tọa thủ từ tốt ra xấu hay ngược lại, có nghĩa là chính tinh sau khi chịu ảnh hưởng của cung tọa thủ mà gặp Tuần Triệt thì đổi thay mức độ tốt xấu của mình. Điều này đưa đến nghịch lý là một chính tinh đóng tại một cung nghịch hành của mình mới bị hãm địa, lại gặp Tuần Triệt mang hành của cung đó tức là xung nghịch với chính tinh mà lại có tác dụng biến đổi chính tinh đó từ xấu ra tốt. Ngược lại một chính tinh miếu địa tất nhiên hành của cung tọa thủ hợp với chính tinh, nếu có Tuần Triệt tọa thủ ở đấy tất nhiên mang hành của cung đó hợp với chính tinh, không có gì khắc hãm cả mà lại có kết quả làm cho chính tinh từ tốt biến thành xấu cũng không dựa trên một cơ bản khoa học nào cả. Sự việc này được áp dụng trong giải đoán tử vi mà từ trước đến nay chưa có sự lý giải nào rõ ràng và đầy đủ.
Tóm lại, vấn đề cơ bản nhất là ngũ hành của sao Tuần Triệt đã có nhiều tranh cải, nhưng ngũ hành của hai sao này cũng không áp dụng khi giải đoán tại cung tọa thủ mà lại áp đặt nguyên tắc đảo nghịch tốt thành xấu hay nghịch lại một cách máy móc không dựa trên tính lý của ngũ hành đi ngược lại nguyên lý cơ bản của khoa dịch lý Đông Phương áp dụng vào tử vi. Và cho đến nay vấn đề này vẫn còn bỏ ngõ, người viết hy vọng nêu vấn đề này ra để bạn đọc hâm mộ tử vi tự thân tìm được lời đáp đối với hai sao Tuần Triệt hơn là đi tìm lời đáp chính thống chưa hiện hữu.
TUẦN TRIỆT 2
Triệt: hành Kim đới Thủy
Tuần: hành Hỏa đới Mộc
Ý nghĩa:
Triệt: là chém ra thành từng mảnh
Tuần: là vây hảm, có tác dụng kìm hãm, ngăn chặn, cản trở
Triệt Tuần ảnh hưởng lên các hành của sao:
Nói chung:
Hành Kim, Hỏa và Mộc: bị ảnh hưởng mạnh nhất
(Hành Mộc bị ảnh hưởng của Triệt hơn Tuần,
Hành Kim chịu ảnh hưởng của Tuần hơn Triệt)
Hành Thủy : bị ảnh hưởng ít hơn
Hành Thổ: bị ảnh hưởng yếu nhất
Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt theo thời gian:
Triệt mạnh ở 30 năm đầu (tùy theo cục, ví dụ Thủy nhị cục thì 32 năm đầu), sau đó yếu đi
Tuần mạnh ở 30 năm sau (tùy theo cục), trước đó thì yếu
Cường độ ảnh hưởng của Triệt Tuần tác dụng lên các cung
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương N
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương Nữ) thì cung Dương bị ảnh hưởng hơn cung Âm
người Âm (Âm Nam, Âm Nữ) thì cung Âm chịu ảnh hưởng mạnh hơn cung Dương
Cứ thế ước lượng:
Dương Nam. Dương Nữ: cung Dương chịu 70% , cung Âm 30% cường độ ảnh hưởng
Âm Nam, Âm Nữ: cung Dương chịu 20%, cung Âm 80% cường độ ảnh hưởng
Ảnh hưởng:
Sao đắc vượng miếu gặp Tuần Triệt mất hết ý nghĩa tốt đẹp vì bị khắc chế
Sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại trở thành tốt, là phản vi kỳ cách (nhưng phải trãi qua gian nan mới tốt được)
Đặc biệt: Thiên Tướng, Tướng Quân (dù đắc hay hãm) rất kỵ Tuần Triệt, kỵ Triệt hơn Tuần.
Thiên Phủ kỵ gặp Tuần
Cự Cơ (Cự Môn, Thiên Cơ) Tí Ngọ rất cần gặp Tuần Triệt
Nhật Nguyệt hãm địa gặp Tuần Triệt thì sáng lên, vượng miếu gặp Tuần Triệt thì tối lại
Tuần Triệt tác đ ộng đến các cung:
Ví dụ Tật Ách rất cần Tuần Triệt
Phúc cung vô chính diệu rất cần Tuần nhưng lại kỵ Triệt
Phu Thê gặp Tuần Triệt la trắc trở tình duyên.
Triệt đóng tại một cung có các sao xấu chiếu về cung đó thì có khả năng cản lại các nguy hiểm do các sao xấu chiếu về (Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng)
Vai ví dụ
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) miếu địa rất kỵ Tuần Triệt nhưng nếu hãm địa thì rất cần Tuần Triệt.
Thái Âm sáng sủa gặp Tuần Triệt thì đỡ bị ảnh hưởng hơn so với Thái Dương sáng sủa
Sát Phá Tham hãm địa rất cần Tuần Triệt, đắc vượng miếu kỵ gặp Tuần Triệt, nhất là Sát và Tham (còn Phá Quân thì đỡ bị ảnh hưởng).
Liêm Tham Tỵ Hợi hãm địa thì gặp Tuần Triệt rất tốt
Thiên Đồng (Thủy) đắc vượng miếu cũng không sợ Tuần Triệt lắm, hãm thì lại cần Tuần Triệt
Vũ Khúc (Kim) đắc vượng miếu rất kỵ Tuần Triệt
Các sao Thổ như Tả Hửu, Thiên Quí, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Phúc, Thiên Qui, Tam Thai ít bị ảnh hưởng của Tuần Triệt nhất
Các sao Thủy như Hóa Khoa, Văn Xương, Hóa Kỵ, Long Trì, Song Hao, Hồng Loan, Bát Tọa ít chịu ảnh hưởng của Tuần Triệth
Các sao Mộc, Kim, Hỏa như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, Thiên Không, Thiên Hình, Kiếp Sat’ Tang Môn, Bạch hổ , Đào Hoa, Khôi Việt, Hóa Quyền Thiên Mã, Phượng Các, Ân Quang, Cô Quả, Thiên Quan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần Triệt
Ví dụ Mệnh Tử Vi Thiên Tuóng cư Thin (ở Dương cung) bị Tuần.
Ví dụ là Tuân nên ở 30 năm đầu chưa bị tai họa (tai nạn, bệnh tật…)
Thiên Tướng bị ảnh hưởng mạnh hơn Tử Vi
Dương Nam, Dương Nũ :
Chịu 70% tác động của Tuần, do đó sau 30 tuổi dể bị tai họa lớn
Âm Nam, Âm Nữ:
Chịu 20% tác động của Tuần nên sau 30 tuổi có gặp tai họa cũng không mạnh được
(Chỉ nêu đại cương, còn phải xét Thân, Mệnh, Phúc, Tật và Đại hạn mới quyết định được)
Ví dụ Mệnh Liêm Tham cư Tý (cung Âm) là cách hình ngục nan đào gặp Triệt,
Vì là Triệt nên 30 năm đầu có tác động mạnh cho nên Cả hai sao đều bị ảnh hưởng mạnh của Triệt.
Dương Nam, Dương Nữ:
Chịu 30 % tác động của Triệt. Sau 30 tuổi phải đề phòng tù tội
Âm Nam, Âm Nũ
Chịu 80 % tác động của Triệt nên không có gì xãy ra 30 năm đầu. Sau đó thì đề phòng nhưng mức độ tù tội nhẹ hơn
Ví dụ Thất Sát (Kim) cư Dần (Dương cung) gặp Tuần, Dương Nam thi chịu 70% ảnh hưởng, 30 năm đầu tuy có bị ảnh hưởng nhưng không đến nỗi nào, sau 30 năm thì bị tác động mãnh mẽ, bị tai nạn hoặc bị bệnh tâm thần.
Tuần Triệt 3
(1) Nhận định về căn tính cuả Tuần Triệt
(2) Yếu tố căn bản về Tuần Triệt gỡ (Cách thế được coi là Tuần Triệt gỡ)
(3) Không ph ải lúc naò Tuần Triệt gỡ cũng tốt
(1) Nhận định lại căn tính của Tuần Triệt
Tuần Triệt có phải là Sao (tinh đẩu) không ?
Nếu Tuần Triệt là tinh đẩu thì đương nhiên Tuần Triệt sẽ có khả năng chiếu như các tinh đẩu khác. Nếu TT không phải là tinh đẩu thì Tuần Triệt không có khả năng chiếu.
Nếu Tuần Triệt không chiếu thì lý thuyết Tuần Triệt gỡ từ đâu ra ??
Nếu Tuần Triệt đóng cùng vị trí mà tháo gỡ lẫn nhau thì các sát baị tinh khác đóng cùng vị trí cũng có đặc tính này ??
Tuần Triệt không phải là tinh đẩu mà là 1 cửa ngõ có khả năng bao trùm trên 2 cung và thay đổi đặc tính của các sao toạ thủ trong 2 cung đó. Sự thay đôỉ hay caỉ hóa cuả Tuần Triệt trên các sao chỉ có tính cách tương đôí chứ không tuyệt đôí . Khả năng cuả Tuần Triệt không dừng ở các tinh đẩu mà còn ảnh hưởng trên Âm Dương Ngũ Hành cuả cung bị Tuần Triệt chận đóng.
Thí dụ: Tham Lang hãm điạ tại cung Tí ngộ Triệt sẽ bị cải hoa’ trở thành ngay thẳng chính chuyên chứ TT không co’ khả năng biến Tham Lang trở nên miếu điạ được . Trường hợp ngoại lệ của Tuần Triệt , có 1 số Sao không bị ảnh hưởng và bị caỉ hóa bởi Tuần Triệt , đó là các Phúc Thiện tinh Hoá Khoa, Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang Thiên Quý,vv..vv
(2) Những yếu tố căn bản của cách thế Tuần Triệt gỡ
Mệnh có Tuần hay Triệt, Ðaị Hạn gặp Tuần Triệt thì được coi là cách Tuần Triệt gỡ. Thí dụ: Dương Nam, Mệnh ngộ Tuần, ÐH đến cung Quan có Triệt. Nếu là Âm Nam n hư thí dụ trên, ÐH đi ngược chiều kim đồng hồ không gặp Triệt thì không coi là cách Tuần Triệt gỡ, mặc dù Tuần Triệt ở thế Tam Hợp . Như đã nêu lên ở phiá trên, vì TT không phaỉ là Sao nên không chiêú, do đó không gỡ . Khi TT thaó gỡ thì không tháo gỡ luôn mà chỉ thaó gỡ trong khoảng thời gian hạn định, khoảng thơì gian này có thể là suốt Ðaị Hạn, hay là chỉ có 1 vaì năm hoặc là 1 vaì tháng trong năm .
Khi Tuần Triệt đóng vaò cùng 1 chỗ thì cường độ mạnh mẽ lên chứ không thaó gỡ , thủ tiêu lẫn nhau; Ngoaị trừ trường hợp Tuần Triệt cố định gặp Lưu Tuần hay Lưu Triệt (sẽ bàn sau) … Trường hợp này thì có thaó gỡ nhưng không thaó gỡ hoàn toàn, có nghiã là chỉ thaó gỡ trong 1 khoảng khắc thơì gian ấn định chứ không thaó gỡ suốt vận hạn
(3) Không phaỉ lúc naò Tuần Triệt gỡ cũng tốt
Triệt được an theo Thiên Can (Dương), Tuần an theo Ðiạ Chi (Âm) nên Triệt sẽ có ảnh hưởng mạnh taị các cung Dương và yếu hơn taị các cung Âm; cũng thế Tuần sẽ tác động mạnh taị các cung Âm, và yếu hơn ở các cung Dưong . Theo cùng 1 chiều hướng lập luận đó, khi Tuần Triệt thaó gỡ thì : 2 cung ngộ Triệt sẽ được gỡ mạnh taị cung Dưong và gỡ yếu hơn taị cung Âm; còn 2 cung ngộ Tuần thì cung Âm sẽ được gỡ mạnh hơn taị cung Dương . Ðiều quan trọng là cần phaỉ minh xét cẩn thận các tinh đẩu thủ cung để xem Tuần Triệt gỡ là gỡ tốt hay là gỡ xấu
TUẦN TRIỆT. (4)
Đối với người âm nam âm nữ : người sinh âm thì lấy hướng đi theo chiều nghịch. Cứ theo chiều đó mà xét vị trí của tuần hay triệt. Tuần triệt chặn đầu cung thì ảnh hưởng nặng, vuốt đuôi thì ảnh hưởng nhẹ (nặng 8/10, nhẹ 2/10).
Một cách khác để nhận định cũng đi đến kết quả trên là : người sinh dương thì tuần triệt ảnh hưởng nặng vào cung dương nơi trấn đóng 7/10 và ảnh hưởng nhẹ vào cung âm 3/10. Người sinh âm thì ảnh hưởng tuần triệt mạnh vào cung âm 8/10 và ảnh hưởng nhẹ vào cung dương 2/10.
Ảnh hưởng vào cung xung chiếu và tam hợp chiếu cứ theo các cách tinh của âm dương như vậy mà xét các cung chiếu (1 cung xung chiếu và cung hợp chiếu). Nếu tuần triệt ảnh hưởng nặng vào các cung chính nó đóng thì nó cũng ảnh hưởng nhẹ vào các cung chiếu và tùy theo các cung này cùng âm hay cùng dương với cung chính.
Qua nhưng điều trên người ta nhận thấy rằng âm dương là rất quan trọng trong tử vi. Trong việc giải đoán lý âm dương còn quan trọng ở các trung tinh đi cặp đôi tức là chỉ âm dương thì cặp tinh mới có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất yếu.
Luật về ngũ hành của tuần triệt và của các chính tinh. Triệt thuộc kim đới thủy, tuần thuộc hỏa đới mộc. Vậy nhưng sao mà hành **ng với hành của tuần triệt và bị khắc chế là nhưng sao bị tuần triệt chế ngự. Hành kim bị hỏa của tuần khắc, hành hỏa bị thủy của triệt khắc, hành mộc bị kim của triệt khắc và cũng bị hành của hỏa tuần khắc.
Các sao có hành thủy và thổ không sợ tuần triệt. Trong bộ sát phá liêm tham thì thất sát là kim nên sợ tuần, tham lang thuộc mộc nên sợ cả triệt lẫn tuần, phá quân thuộc thủy nên không sợ tuần triệt (cũng có ảnh hưởng nhưng ít thôi), liêm trinh thuộc hỏa nên sợ tuần.
Trong bộ tử phủ vũ tướng bị tuần triệt : tử vị thuộc thổ, thiên tướng thuộc thủy, thiên phủ thuộc thổ ít sợ tuần triệt (nhưng ảnh hưởng nhiều lúc cũng sâu đậm) chẳng hạn như thiên tướng ngộ tuần triệt, thiên phủ ngộ tuần, riêng vũ khúc thuộc kim nên sợ tuần triệt.
Cát thành hung hung thành cát là đặc tính của tuần triệt. Ơû các cung có tuần triệt đóng có các chính tinh lạc hãm thì ảnh hưởng nguy hại của các chính tinh lại biến thành ảnh hưởng tốt đẹp. Các chính tinh miếu vượng đắc địa là tốt gặp tuần triệt là bị hỏng cả. Các chính tinh từ 3 cung hợp chiếu về cũng bị cản lại. Hung tinh miếu địa là tốt (cách của những người làm dữ mà thành công) nhưng gặp tuần triệt là hỏng.
Tuần triệt đương đầu thiếu niên tân khổ : đương đầu nghĩa là án ngữ ngay tại mệnh nhưng cũng có người cho rằng tuần triệt ở cung chiếu hay tam hợp chiếu cũng là đương đầu, còn ý nghĩa của câu phú thì đã quá rõ ràng. Nếu chỉ chấp trường hợp tuần triệt án ngữ tại mệnh mới gọi là đương đầu cần phải phân biệt mệnh có chính tinh và vô chính diệu.
Trường hợp có chính tinh bị tuần triệt thì không phải lúc nào cũng tai hại vì chỉ có tử phủ thiên tướng cơ lương vũ khúc là sợ tuần triệt nhất; còn thất sát (nếu hãm địa gặp triệt thì hay hơn gặp tuần) thì lại trở nên hữu hiệu tốt đẹp vô cùng.
Nhưng nếu trái lại thất sát ở miếu địa lại cần tránh tuần triệt mới hay. Còn trường hợp mệnh vô chính diệu trung tinh tốt đẹp tọa thủ hay hay mà phải để ý xem có nhiều trung tinh tốt đẹp tọa thủ hay không. Nếu có thì cần tránh tuần triệt nhất là vì triệt; tuần chỉ bao vây không cho trong ngoài liên lạc với nhau để phát huy khả năng phối hợp; còn triệt thì chặt gãy phá vỡ hẳn mọi sao hay khiến cho mất hẳn yếu tố tốt có sẵn tại mệnh và các sao bên ngoài chiếu vế không cứu vãn nổi.
Trường hợp không có trung tinh tốt thì chỉ kỵ có tuần chứ không sợ triệt vì mệnh xấu mà còn không nhờ cậy được các sao tại cung tam hợp (bị tuần bao kín) sẽ khiến cho đương sự thật sự tân khổ trong khi triệt án ngữ lại thuận lợi vì không những phá vỡ được yếu tố tốt xấu tại mênh mà lại còn không cản trở sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Nếu chấp nhận tuần triệt ở cung xung chiếu hoặc tam hợp cũng gọi là đương đầu chắc có nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao tuần triệt chiếu cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như án ngữ. Điều này rất dễ hiểu vì có bao giờ người ta chỉ căn cứ vào nguyên cung mệnh để giải đoán đâu mà phải kết hợp với các sao khác ở cung xung chiếu và tam hợp (nhất là xung chiếu).
Do đó nếu như mệnh có tử phủ (dần thân) rất cần vũ tướng và các bộ trung tinh khác như tả hữu thai tọa khôi việt mới thành các quân thần khánh hội. Nếu các sao này ở ngoài lại bị tuần triệt án ngữ thì làm sao kết hợp được với tử phủ khiến cho 2 sao này bị cô đơn và trở thành vô hiệu lực, thành ra vấn đề tân khổ cũng rất hợp ngay cả mệnh vô chính diệu cũng vậy bất luận có trung tinh tốt tại mệnh hay không cũng cần có sự hỗ trợ bên ngoài, không khác gì một nước chậm tiến cần sự việc trợ từ nước ngoài. Nếu bị tuần triệt ngăn chặn thì làm sao có chỗ nương tựa khiến cho đã xấu lại càng xấu thêm, tai hại hơn cả trường hợp có chính tinh nhiều.
Các dương số mệnh vô chính diệu trong trường hợp này sẽ cảm thấy đương đầu theo cách chiếu cũng hiệu nghiệm vô cùng.
Sau hết tại sao tuần triệt đương đầu tại mệnh hay tại các cung tam hợp chỉ hành hạ lúc thiếu thời chứ lại không gây trở ngại cho tuổi trưởng thành trở đi. Có người cho rằng triệt từ năm 30 tuổi trở đi sẽ yếu đi, nhưng nói đến tuần thì hơi khó trả lời vì tuần ảnh hưởng suốt cả đời hoặc mạnh mẽ từ 30 tuổi trở đi. Lại có lý thuyết cho rằng lúc ít tuổi chịu đại hạn đầu nằm ngay tại mạng, nhưng qua đại hạn kế tiếp tránh được tuần triệt rồi và tuổi còn trẻ sao vẫn tân khổ
(trường hợp tuần triệt án ngữ tại mệnh còn có lý do vì 2 sao đó đè lên 2 cung. Những trường hợp ở các cung xung chiếu thì đâu ảnh hưởng gì cho đại hạn kế tiếp).
TRIỆT, TUẦN 5
Trong khoa Tử Vi chưa có sao nào bị tranh chấp dữ dội như hai sao Tuần Và Triệt. Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến ngũ hành, thời gian, mức độ, cường độ, ảnh hưởng, sự đồng cung của Tuần, Triệt. lần lượt trình bày những quan điểm tranh chấp và thử nêu ra quan điểm riêng.
Có hai quan điểm về hành của Tuần, Triệt
a) Tuần Triệt không có hành cơ hữu và cố định. An ở cung nào sẽ có hành của cung đó. An ở hai cung có hai hành khác nhau thì Tuần, Triệt cũng sẽ có hai hành, mỗi hành tương ứng với một cung. Như vậy, Tuần Triệt có 5 hành
b) Tuần triệt thuộc hành thủy (có người cho là Hỏa) và có 2 vị trí lợi hay bại địa :
Lợi địa ở Tỵ, Ngọ và Thân, Dậu. Tại Tỵ, Ngọ, Tuần Triệt gọi là Hỏa Không, tại Thân Dậu gọi là Kim Không. Ở Tỵ Ngọ thì phát đạt, ở Thân, Dậu thì tiếng tăm : hạn đến 2 bộ cung này thì tuần triệt không phá hại mà còn trở thành phú trạch.
- Bại địa ở vị trí khác. bấy giờ hai sao này tác họa.
Không rõ tác giả nào đỡ đầu cho quan điểm nào, cho nên không thể biết căn bản của lập luận của 2 quan điểm này. Ngay thái thứ lang cũng không thấy đề cập đến ngũ hành của Tuần Triệt. Theo chúng tôi quan điểm thứ 2 có hai điều đáng nói là sai lầm và mâu thuẫn :
- Sai lầm ở điểm nào cho rằng Tuần Triệt đóng ở Tỵ Ngọ là vị trí không bao giờ có của Tuần hay Triệt. Tuần Và Triệt chỉ đóng ở Thìn, Tỵ, và Ngọ, Mùi. Nếu ở Thìn Tỵ và Ngọ Mùi thì làm sao gọi là Hỏa Không một cách đơn thuần được, vì có lẽ Thìn là Thổ, ở Mùi cũng Thổ.
- Mâu thuẫn ở điểm cho rằng, Hỏa không ở Tỵ Ngọ sẽ gây phát đạt còn ở vị trí khác thì tác họa (như ở hai cung Thổ Thìn và Mùi). Chẳng lẽ Tuần Triệt ở Thìn Tỵ thì phát đạt cho Tỵ (cung Hỏa) mà tác họa cho Thìn (cung Thổ)
Đây là một nghi vấn rất lớn, gây ngộ nhận khác nhau vì thiếu sự giải thích dựa trên một căn bản lý thuyết hay lý tính nào khả chấp.
Tuần, Triệt còn bị dị nghị về thời gian ảnh hưởng.
Thái thứ lang rất rõ ràng khi cho rằng :
Tuần ảnh hưởng mạnh mẽ trong “suốt đời người”
Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ “từ lúc cất tiếng chào đời cho đến năm 30 tuổi. Còn từ 30 tuổi trở đi, ảnh hưởng kém dần” (Tử Vi Đẩu Số, trang 345, 346)
Dù vậy có nhiều nhà lý học không đồng ý hoàn toàn về thời điểm 30 tuổi của sao Triệt. Lập luận bài nêu lên 2 lý lẽ có tính cách nghi vấn :
Căn bản nào để ấn định thời điểm 30?
Sau 30, ảnh hưởng “kém dần”, vậy kém đến độ nào, và bao giờ mới dứt?
Thái thứ lang cho rằng cả 2 sao “ảnh hưởng mạnh mẽ” trong khi đó có người cho rằng :
Tuần ảnh hưởng nhẹ
Triệt ảnh hưởng mạnh
Không thấy ấn định cường độ mạnh hay nhẹ, chỉ nói mơ hồ như thế cho nên rất khó lượng giá với các sao chính và phụ, cung cường, cung nhược v.v…
Trong giả thuyết, thời gian ảnh hưởng “mạnh mẽ” ngang nhau, cũng có 2 luận hướng về mức độ :
Tuần hay Triệt biến sao xấu thành tốt, sao tốt thành xấu. Ví như Âm Dương hãm gặp Tuần, Triệt thì sáng sủa, nếu Âm Dương sáng gặp 2 sao này thì tối lại. Tuần hay triệt chỉ làm cho sao xấu bớt xấu chớ không đến nỗi làm cho tốt lên. Luận hướng nào có giá trị?
TUẦN TRIỆT ĐỒNG CUNG
Cũng có 2 hướng luận đoán :
Có người cho Tuần và Triệt đồng cung phối hợp ảnh hưởng với nhau. Nói khác đi, cung nào bị Tuần Triệt đồng cung thì nếu xấu sẽ xấu gấp đôi, tốt gấp đôi.
Có người cho rằng Tuần Triệt đồng cung khắc chế lẫn nhau, nghĩa là Tuần phá Triệt, Triệt phá Tuần. Có người cho rằng đến độ coi như không còn có 2 sao đó nữa.
QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ
NGŨ HÀNH CỦA TUẦN, TRIỆT
Tử Vi học lấy ngũ hành làm gốc triết lý. Sao này cũng bị ngũ hành hóa. Tuần Triệt cũng có hành vậy.
Nhưng, thiển nghĩ, Tuần Triệt có lẽ là 2 sao đặc biệt hơn các sao khác về mặt ngũ hành. Nó không chỉ có một hành duy nhất và cố định và có thể thay đổi hành tùy theo vị trí tọa thủ và có thể có cả 2 hành một lượt, nếu đóng ở cung khác hành
Tính cách lưỡng hành đó làm cho 2 sao này hết sức linh động, có 2 hướng chi phối, mỗi hướng trên một cung.
Thú thật, tôi cũng không có căn bản nào khi đề ra quan điểm này, nhưng tôi cho đó là hợp
lý.
THỜI GIAN ẢNH HƯỞNG
Có thể chấp nhận quan điểm của thái thứ lang về điểm này, tức là :
Tuần ảnh hưởng suốt đời.
Triệt chỉ ảnh hưởng đến khoảng 30 năm đầu, và giảm dần ảnh hưởng từ khoảng 30 năm về
sau
Thiết tưởng chỉ nên nói đến khoảng thời gian, thay vì xác định thời điểm, và thiết tưởng không nên cho tỷ lệ giảm vì lẽ :
Thời gian đó lệ thuộc sự tốt xấu rất phức tạp của Phúc Đức, Mệnh Thân, Đại Tiểu Hạn là những ẩn số chi phối hỗ tương rất chằng chịt và rất linh động tùy mỗi lá số .
CƯỜNG ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Chúng tôi không cho rằng 2 sao này đều “ảnh hưởng mạnh mẽ” như Thái Thứ Lang. Thiển nghĩ, theo nguyên nghĩa của chữ Tuần, Triệt, cừơng độ đó đã được quy định rồi :
Tuần ảnh hưởng nhẹ, vừa phải hơn
Triệt ảnh hưởng mạnh, quyết liệt hơn
Không nên và không thể cho tỷ lệ hơn kém rõ rệt vì đây là một lượng theo hàm số của Phúc, Mệnh, Thân, Hạn của lá số, chưa kể sự thẩm định thêm yếu tố phúc đức thực tại, có thể khác với phúc đức lá số (nhất là đối với 2 người trùng giờ sinh).
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Thiển nghĩ rằng, vì quan niệm cường độ ảnh hưởng như trên, cho nên, không thể và không nên nói dứt khoát về mức độ ảnh hưởng. Không thể nói minh thị rằng Tuần hay Triệt biến sao tốt thành xấu hay chỉ làm bớt tốt, hoặc biến sao xấu thành tốt hay bớt xấu. Hiệu lực chế giảm của Tuần Triệt trên các sao khác còn lệ thuộc hàm số của Phúc, Mệnh, Thân, Hạn
Nhưng, có thể nói cụ thể hơn rằng :
Tuần vì ảnh hưởng nhẹ, vừa phải nên làm cho sao xấu bớt xấu chớ không làm thành tốt lên. Ngược lại, Tuần làm cho sao bớt tốt chớ không làm cho xấu hẳn đi
Triệt, vì ảnh hưởng mạnh và quyết liệt hơn nên có thể làm cho sao xấu thành tốt và ngược lại, trong suốt thời gian Triệt có hiệu lực mạnh. Khi Triệt giảm dần hiệu lực, mức độ ảnh hưởng sẽ luận như sao tuần
VẤN ĐỀ TUẦN, TRIỆT ĐỒNG CUNG
Tuần và Triệt tuy khác về cường độ, mức độ, thời gian ảnh hưởng và có ngũ hành linh động nhưng giống nhau về tác dụng : hai sao này chi phối tất cả các sao khác không loại trừ sao nào
Mặt khác, trong khoa Tử Vi, chưa thấy có trường hợp nào hung tinh khắc chế lẫn nhau hay các tinh tác hóa lẫn nhau. Chỉ thấy có sự phối hợp tác họa của các hung tinh chớ không có sự xung đột giữa các hung tinh. Chỉ thấy có sự phối hợp phù thịnh của các các tinh chớ không có sự cạnh tranh giữa cát tinh với. Chỉ thấy có hung tinh khắc các tinh, hay cát tinh chế hung tinh, chớ chưa thấy hung tinh vừa khắc cát tinh vừa “đánh lộn” với nhau. Như vậy, trong ý niệm của người sáng tác khoa Tử Vi, có sự tiềm ẩn sự phân biệt chính và tà thành 2 phe rõ rệt trong khi chia các sao thành 2 lọai cát và hung tinh
Ý niệm chính, tà phân minh như vậy đưa đến ý niệm chính chống tà, tà chống chính. Có thể có sinh khắc về ngũ hành giữa hung tinh (hay cát tinh), chớ không có sự xung đột về “lý tượng” giữa nội bộ hung tinh (hay cát tinh). Ý niệm chính, tà xung đột của người xưa đơn giản như vậy dù sự đơn giản đó không hẳn phản ảnh thực tế của cuộc đời
Trong inh thần đó, khi Tuần và Triệt đồng cung, không có sự đối kháng mà chỉ có sự phối hợp tác hóa. Không có ý niệm Tuần Triệt tương khắc mà chỉ có ý niệm Tuần Triệt tương trợ hay tương hòa. Cụ thể là cung nào bị Tuần Triệt cùng án ngữ, sẽ bị cả 2 ảnh hưởng song hành về hướng tốt cũng như về hướng xấu.
Cách thức phối hợp tác hóa này đã từng có nhiều tiền lệ. Ví dụ : Tả hữu đồng cung, Không Kiếp đồng cung, Tử Phủ đồng cung, Aâm Dương đồng cung .v.v… sẽ làm gia tăng ảnh hửơng (tốt hay xấu) của 2 sao đồng lọai, đồng tác dụng chớ không gỉam trừ ảnh hưởng của 2 sao đồng lọai, đồng tác dụng. Ví dụ : Không kiếp hãm địa thì cả Không lẫn Kiếp cùng nhau tác họa, chớ Không chẳng phá Kiếp mà Kiếp cũng chẳng phá Không.
Tác dụng của Tuần, Triệt có tính toàn diện, không có biệt lệ, tức là hai sao này chi phối tất cả các sao đồng cung và tất cả các cung có Tuần, Triệt án ngữ, không vị nể một sao nào hay một cung nào.
Tuy nhiên, có sự phân biệt ít nhiều ý nghĩa của 2 sao này, từ đó, có ảnh hưởng trên sự luận đoán :
a) Có tác giả cho rằng, và điều này hợp lý, Tuần là Aùm Tinh, Triệt là Không Tinh. Như vậy Tuần tất nhiên nhẹ hơn Triệt. Tuần báo hiệu sự trắc trở, khó khăn còn Triệt báo hiệu sự bế tắc, chướng ngại lớn, sự lụn bại nặng nề.
b) Tuần ảnh hưởng suốt đời, còn Triệt chỉ mạnh cho đến khoảng 30 tuổi, tuổi tam thập nhi lập, tuổi từ đó con người có thể tự lập thân, không còn chịu ảnh hưởng nặng của gia đình.
Trong thời gian 2 sao còn ảnh hưởng, Tuần, Triệt đóng ở bất cứ cung nào đều tiên quyết :
- Gây trở ngại ít hay nhiều cung đó. Mức độ ít hay nhiều tùy thuộc sự tốt, xấu của 2 cung
Phúc mệnh Thân
Điều này có ngoại lệ cho cung Tật sẽ nói đến sau này.
- Tác hóa ít nhiều trên các sao đồng cung. Sự tác hóa này có 2 cường độ : hoặc biến hoàn toàn ý nghĩa của sao(như biến sao xấu thành tốt hay ngược lại) hoặc chỉ giảm ảnh hưởng của các sao (như làm bớt tốt hay bớt xấu).
Tuy nhiên, tác dụng tiên quyết này có 3 ngoại lệ :
a) Nếu chính và phụ tinh tọa thủ vốn xấu mà gặp Tuần hay Triệt thì bớt xấu, có thể trở thành tốt được. Trong trường hợp này, Tuần hay Triệt không hẳn tiên quyết bất lợi cho cung tọa thủ. Dù sao, cần lưu ý rằng ngoại lệ này không tuyệt đối : có thể các sao bị giảm xấu hẳn, có thể chỉ giảm được cái xấu trong một hạn kỳ nào mà thôi, không hẳn tác dụng toàn thời gian.
b) Tuần hay Triệt đóng ở cung Tật rất tốt vì tiên quyết ngăn trở rất nhiều bệnh tật, tai họa lớn cho đường số, bất luận tại cung Tật có sao tốt hay xấu.
c) Tuần, Triệt đóng tại cung vô chính diệu thì lại hay. Nhưng, ảnh hưởng tốt này cũng không tuyệt đối và tùy thuộc mức độ tốt của cung vô chính diệu. Nếu vô chính diệu mà được Tứ Không (Tuần, Triệt, Thiên Không, Địa Không) thì rất đẹp, đượic Tam Không thì đẹp, được Nhị Không thì tầm thường, còn chỉ Nhất Không thì kém.
Mặt khác, vì Tuần chỉ ảnh hưởng nhẹ và Triệt tuy ảnh hưởng mạnh nhưng ngắn hạn cho nên việc đắc 4,3 hay 2 Không chỉ tốt đẹp trong một thời gian mà Tuần hay Triệt còn hiệu lực, chớ không kéo dài mãi mãi suốt kiếp.
Sau cùng cái tốt nói trên còn lệ thuộc hàm số của Phúc, Mệnh, Thân nên cần phải cân nhắc cẩn thận
Mặc dù Tuần, Triệt chi phối tất cả các sao đồng cung nhưng 2 sao này không phải bất khả xâm phạm : nó vẫn bị các sao kia chi pho61i lại, nhất là chính tính. Có sự ảnh hưởng qua lại 2 chiếu, cho nên kết luận giải đoán chung cuộc chỉ có thể đưa ra sau khi cân nhắc ảnh hưởng 2 chiều đó với hàm số Phúc Mệnh Thân
Cũng vì sự chi phối 2 chiều như vậy cho nên các sao ngộ Triệt Tuần không hòan tòan mất hẳn bản chất và đặc tính mà chỉ biến thể, giảm sút một phần ý nghĩa mà thôi.